Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
217563

KẾ HOẠCH Hành động phòng chống và ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thị trấn Vĩnh lộc

Ngày 27/10/2020 21:29:00


ỦY BAN NHÂN DÂN

THỊ TRẤN VĨNH LỘC


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 63 /KH-UBND

Thị trấn Vĩnh Lộc, ngày 22 tháng 10 năm 2020

KẾ HOẠCH

Hành động phòng chống và ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn

Châu Phi trên địa bàn thị trấn Vĩnh lộc


Thực hiện Công điện số 10/CĐ-UBND ngày 20/10/2020 của UBND huyện Vĩnh Lộc về việc tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi tái phát lây lan trên địa bàn huyện;

Thực hiện Công điện số 12/CĐ-UBND ngày 22/10/2020 của UBND huyện Vĩnh Lộc về việc tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi tái phát lây lan trên địa bàn huyện;

Căn cứ tình hình và yêu cầu công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thị trấn. Để chủ động triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thị trấn, Ủy ban nhân dân thị trấn xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thị trấn với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1.1. Mục tiêu chung

Chủ động ngăn chặn, giám sát phát hiện sớm, sẵn sàng ứng phó kịp thời và hiệu quả với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thị trấn, nhằm bảo vệ, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi lợn phát triển, bảo vệ sức khỏe người dân và góp phần phát triển kinh tế xã hội của thị trấn.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm thiểu thấp nhất nguy cơ xâm nhập bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa phương, kiểm soát các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc; khách du lịch, phương tiện đi lại và phương tiện vận chuyển đến từ các huyện, vùng đã, đang có dịch bệnh và có nguy cơ lớn xảy ra dịch; hoạt động của cư dân trên tuyến quốc lộ, tỉnh lộ qua địa bàn huyện.

- Chủ động giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện sớm các trường hợp lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thị trấn để xử lý triệt để, không để lây lan ra diện rộng. Giảm thiểu tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội, môi trường do bệnh này gây ra.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Khi chưa phát hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

- UBND thành lập các tổ, đội công tác chuyên trách để ứng phó với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Thành lập đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn.

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác giám sát dịch bệnh đến tận thôn, khu phố hộ chăn nuôi phát hiện sớm các ổ dịch trên đàn lợn, nhằm bao vây dập tắt dịch khi còn ở diện hẹp, không để dịch lây lan; nếu phát hiện lợn có biểu hiện của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi thì phải báo cáo kịp thời và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

- Quản lý chặt chẽ công tác tái đàn, công tác nhân giống, cung ứng lợn giống có chất lượng.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ nơi giết mổ; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau giết mổ lợn; ; Phối hợp với cơ quan chức năng cấp trên lấy mẫu giám sát đối với lợn sống ở một số trang trại, gia trại chăn nuôi lợn trên địa bàn.

- Tổ chức triển khai vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất; sau đợt cao điểm cần định kỳ triển khai vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trên địa bàn ở những khu vực có nguy cơ cao.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ đối với người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các khu vực có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn thị trấn; đấu tranh và xử lý nghiêm các đối tượng buôn bán, vận chuyển lợn sống, sản phẩm của động vật trái phép ra vào địa bàn theo chỉ đạo của chủ tịch UBND tỉnh tại các chỉ thị số 09/CT – UBND ngày 17/7/2019, số 16CT –UBND ngày 4/11/2019., tổ chức tiêu hủy tất cả lợn sống và sản phẩm của lợn mắc bệnh trên địa bàn.

- Chỉ đạo cán bộ thú y phối hợp với các hộ chăn nuôi tăng cường theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi (hằng ngày vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; vệ sinh tiêu độc khử trùng người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi; định kỳ phun hóa chất tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi; hạn chế tối đa việc ra, vào thăm cơ sở chăn nuôi nhất là tại các cơ sở sản xuất giống;…).

- Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra. (găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ, bình phun, cơ cấu thuốc…)

- Rà soát, dự phòng sẵn các phương án tiêu hủy, nơi chôn, đốt lợn, sản phẩm lợn nếu phát hiện dương tính hoặc nghi nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, đặc biệt trong các trường hợp phải tiêu hủy số lượng lớn; bao gồm cả hóa chất, dụng cụ và phương tiện vận chuyển từ nơi phát hiện lợn dương tính đến nơi tiêu hủy, nơi chôn hủy.

2. Khi phát hiện có ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Tổ chức xử lý ổ dịch và chống dịch theo quy định của Luật thú y; Công điện số 10/CĐ-UBND ngày 20/10/2020 của Chủ tịch UBND huyện về việc tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi tái phát lây lan trên địa bàn huyện;

Công điện số 12/CĐ-UBND ngày 20/10/2020 của Chủ tịch UBND huyện về việc tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi tái phát lây lan trên địa bàn huyện; trong đó tập trung thực hiện:

+ Tổ chức tiêu hủy toàn bộ đàn lợn bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

+ Tổ chức khoanh vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng giám sát; đồng thời thiết lập các trạm, chốt kiểm soát vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn để thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc cho các phương tiện đi từ vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát ra bên ngoài.

+ Tổ chức kiểm soát không để lợn và sản phẩm lợn được vận chuyển ra khỏi vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát; không vận chuyển lợn con, lợn giống từ bên ngoài vào trong vùng giám sát, vùng bị dịch uy hiếp.

+ Tổ chức kiểm soát việc giết mổ lợn, tiêu thụ thịt lợn, sản phẩm thịt lợn trong phạm vi vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát tại cơ sở, điểm giết mổ lợn.

+ Tổ chức việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2 tuần tiếp theo trong vùng bị dịch uy hiếp; tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/tuần trong vòng 01 tháng trong vùng giám sát.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chỉ đạo phòng chống dịch.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh là đầu mối điều phối, chỉ đạo các hoạt động ứng phó khẩn cấp trên địa bàn thị trấn theo bản kế hoạch này. Tùy theo tình hình thực tế và diễn biến của dịch, Ban chỉ đạo tham mưu, đề xuất với Chủ tịch chỉ đạo các thôn, khu phố và các ban, ngành có liên quan triển khai các biện pháp ứng phó với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cho phù hợp với tình hình thực tế.

2. Công chức phục trách NN-NT, Cán bộ thú y.

- Tham mưu cho Ban chỉ đạo thị trấn chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó dịch như: xây dựng kế hoạch ứng phó của thị trấn, chuẩn bị vật tư, hóa chất, nhân lực và các phương án cụ thể trong mỗi tình huống dịch.

- Ban hành hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật xử lý đàn lợn mắc bệnh, tiêu độc khử trùng và xử lý địa bàn khi phát hiện vi rút gây bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, giết mổ và tiêu thụ thịt lợn an toàn.

- Chỉ đạo các thôn, khu phố nơi có dịch huy động nguồn lực nhanh chóng thực hiện các biện pháp bao vây, khống chế, dập tắt dịch bệnh, ngăn chặn dịch lây lan; kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức chống dịch bệnh động vật ở cơ sở.

- Cán bộ thú y thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật 24/24 tại các hộ chăn nuôi để kịp thời phát hiện, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhiễm địa bàn thị trấn.

- Tham mưu thành lập Đội ứng phó nhanh và phân công các thành viên trực tiếp đến tận hộ chăn nuôi để hỗ trợ tổ chức chống dịch.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức giám sát, lấy mẫu xét nghiệm xác định lưu hành bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại vùng bị dịch uy hiếp, vùng giám sát và các vùng có nguy cơ cao để kịp thời phát hiện và xử lý khi phát hiện bệnh.

- Hướng dẫn các hộ chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt đặc biệt tại các cơ sở chăn nuôi nằm trong phạm vi vùng bị dịch uy hiếp, vùng giám sát các vùng chăn nuôi trọng điểm.

- Báo cáo Chủ tịch UBND Thị trấn tình hình, kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật; Tham mưu cho UBND thị trấn tổng hợp, đề xuất nhu cầu kinh phí hoạt động phòng chống dịch; kinh phí hỗ trợ khắc phục thiệt hại ở địa phương trình Chủ tịch UBND huyện xem xét phê duyệt.

3. Ban Công an thị trấn.

Chỉ đạo lực lượng thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo dõi, nắm tình hình hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật; phối hợp với các lực lượng chức năng kịp thời bắt giữ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động, răn đe nhằm chủ động phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật. Cử lực lượng tham gia tại các chốt kiểm dịch khi có yêu cầu.

4. Ban chỉ huy Quân sự thị trấn.

- Chỉ đạo lực lượng dân quân, phối hợp với lực lượng công an tăng cường tổ chức tuần tra, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

5. Đài Truyền thanh thị trấn.

- Tăng cường thời lượng phát sóng, thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về diễn biến tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và các biện pháp phòng chống dịch;

- Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ tác hại ca việc nhập lậu động vật, sản phẩm động vật từ các khu vực có khả năng nhiễm bệnh, tăng nguy cơ làm lây lan dịch bệnh, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; đồng thời hướng dẫn các biện pháp chđộng ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn thị trấn, tránh gây hoang mang trong xã hội, từ đó nâng cao nhận thức của chính quyền cơ sở, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân; cùng lên án các hành vi vi phạm, không sử dụng lợn và sản phẩm thịt không rõ nguồn gốc; đồng thời hướng dẫn các biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lây vào địa bàn thị trấn.

6. Công chức ĐC – XD và Môi trường

Tham mưu cho Ban chỉ đạo vị trí tiêu hủy, chôn lấp khi có dịch bệnh xảy ra; Hướng dẫn các biện pháp xử lý môi trường phục vụ công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

7. Các ban ngành, đoàn thể.

Phối hợp để triển khai thực hiện các biện pháp tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên và toàn thể nhân dân để ngăn chặn sự xâm nhiễm và lây lan bệnh Dịch tả lợn Châu Phi từ các khu vực mắc bệnh vào địa bàn thị trấn.

Trên đây là kế hoạch hành động và ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, UBND thị trấn yêu cầu các thôn, khu phố các ban ngành đoàn thể, cán bộ công chức liên quan triển khải thực hiện có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phải báo cáo về UBND, Ban chỉ đạo thị trấn để có biện pháp chỉ đạo cụ thể./.

Nơi nhận:

- TT ĐU – HĐND (Báo cáo);

- Ban Chỉ đạo phòng chống dịch;

- Các thôn; khu phố

- Các ban, ngành, công chức liên quan;

- Lưu: VT, NN.

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Văn Truy

KẾ HOẠCH Hành động phòng chống và ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thị trấn Vĩnh lộc

Đăng lúc: 27/10/2020 21:29:00 (GMT+7)


ỦY BAN NHÂN DÂN

THỊ TRẤN VĨNH LỘC


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 63 /KH-UBND

Thị trấn Vĩnh Lộc, ngày 22 tháng 10 năm 2020

KẾ HOẠCH

Hành động phòng chống và ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn

Châu Phi trên địa bàn thị trấn Vĩnh lộc


Thực hiện Công điện số 10/CĐ-UBND ngày 20/10/2020 của UBND huyện Vĩnh Lộc về việc tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi tái phát lây lan trên địa bàn huyện;

Thực hiện Công điện số 12/CĐ-UBND ngày 22/10/2020 của UBND huyện Vĩnh Lộc về việc tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi tái phát lây lan trên địa bàn huyện;

Căn cứ tình hình và yêu cầu công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thị trấn. Để chủ động triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thị trấn, Ủy ban nhân dân thị trấn xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thị trấn với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1.1. Mục tiêu chung

Chủ động ngăn chặn, giám sát phát hiện sớm, sẵn sàng ứng phó kịp thời và hiệu quả với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thị trấn, nhằm bảo vệ, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi lợn phát triển, bảo vệ sức khỏe người dân và góp phần phát triển kinh tế xã hội của thị trấn.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm thiểu thấp nhất nguy cơ xâm nhập bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa phương, kiểm soát các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc; khách du lịch, phương tiện đi lại và phương tiện vận chuyển đến từ các huyện, vùng đã, đang có dịch bệnh và có nguy cơ lớn xảy ra dịch; hoạt động của cư dân trên tuyến quốc lộ, tỉnh lộ qua địa bàn huyện.

- Chủ động giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện sớm các trường hợp lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thị trấn để xử lý triệt để, không để lây lan ra diện rộng. Giảm thiểu tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội, môi trường do bệnh này gây ra.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Khi chưa phát hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

- UBND thành lập các tổ, đội công tác chuyên trách để ứng phó với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Thành lập đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn.

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác giám sát dịch bệnh đến tận thôn, khu phố hộ chăn nuôi phát hiện sớm các ổ dịch trên đàn lợn, nhằm bao vây dập tắt dịch khi còn ở diện hẹp, không để dịch lây lan; nếu phát hiện lợn có biểu hiện của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi thì phải báo cáo kịp thời và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

- Quản lý chặt chẽ công tác tái đàn, công tác nhân giống, cung ứng lợn giống có chất lượng.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ nơi giết mổ; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau giết mổ lợn; ; Phối hợp với cơ quan chức năng cấp trên lấy mẫu giám sát đối với lợn sống ở một số trang trại, gia trại chăn nuôi lợn trên địa bàn.

- Tổ chức triển khai vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất; sau đợt cao điểm cần định kỳ triển khai vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trên địa bàn ở những khu vực có nguy cơ cao.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ đối với người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các khu vực có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn thị trấn; đấu tranh và xử lý nghiêm các đối tượng buôn bán, vận chuyển lợn sống, sản phẩm của động vật trái phép ra vào địa bàn theo chỉ đạo của chủ tịch UBND tỉnh tại các chỉ thị số 09/CT – UBND ngày 17/7/2019, số 16CT –UBND ngày 4/11/2019., tổ chức tiêu hủy tất cả lợn sống và sản phẩm của lợn mắc bệnh trên địa bàn.

- Chỉ đạo cán bộ thú y phối hợp với các hộ chăn nuôi tăng cường theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi (hằng ngày vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; vệ sinh tiêu độc khử trùng người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi; định kỳ phun hóa chất tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi; hạn chế tối đa việc ra, vào thăm cơ sở chăn nuôi nhất là tại các cơ sở sản xuất giống;…).

- Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra. (găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ, bình phun, cơ cấu thuốc…)

- Rà soát, dự phòng sẵn các phương án tiêu hủy, nơi chôn, đốt lợn, sản phẩm lợn nếu phát hiện dương tính hoặc nghi nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, đặc biệt trong các trường hợp phải tiêu hủy số lượng lớn; bao gồm cả hóa chất, dụng cụ và phương tiện vận chuyển từ nơi phát hiện lợn dương tính đến nơi tiêu hủy, nơi chôn hủy.

2. Khi phát hiện có ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Tổ chức xử lý ổ dịch và chống dịch theo quy định của Luật thú y; Công điện số 10/CĐ-UBND ngày 20/10/2020 của Chủ tịch UBND huyện về việc tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi tái phát lây lan trên địa bàn huyện;

Công điện số 12/CĐ-UBND ngày 20/10/2020 của Chủ tịch UBND huyện về việc tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi tái phát lây lan trên địa bàn huyện; trong đó tập trung thực hiện:

+ Tổ chức tiêu hủy toàn bộ đàn lợn bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

+ Tổ chức khoanh vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng giám sát; đồng thời thiết lập các trạm, chốt kiểm soát vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn để thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc cho các phương tiện đi từ vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát ra bên ngoài.

+ Tổ chức kiểm soát không để lợn và sản phẩm lợn được vận chuyển ra khỏi vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát; không vận chuyển lợn con, lợn giống từ bên ngoài vào trong vùng giám sát, vùng bị dịch uy hiếp.

+ Tổ chức kiểm soát việc giết mổ lợn, tiêu thụ thịt lợn, sản phẩm thịt lợn trong phạm vi vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát tại cơ sở, điểm giết mổ lợn.

+ Tổ chức việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2 tuần tiếp theo trong vùng bị dịch uy hiếp; tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/tuần trong vòng 01 tháng trong vùng giám sát.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chỉ đạo phòng chống dịch.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh là đầu mối điều phối, chỉ đạo các hoạt động ứng phó khẩn cấp trên địa bàn thị trấn theo bản kế hoạch này. Tùy theo tình hình thực tế và diễn biến của dịch, Ban chỉ đạo tham mưu, đề xuất với Chủ tịch chỉ đạo các thôn, khu phố và các ban, ngành có liên quan triển khai các biện pháp ứng phó với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cho phù hợp với tình hình thực tế.

2. Công chức phục trách NN-NT, Cán bộ thú y.

- Tham mưu cho Ban chỉ đạo thị trấn chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó dịch như: xây dựng kế hoạch ứng phó của thị trấn, chuẩn bị vật tư, hóa chất, nhân lực và các phương án cụ thể trong mỗi tình huống dịch.

- Ban hành hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật xử lý đàn lợn mắc bệnh, tiêu độc khử trùng và xử lý địa bàn khi phát hiện vi rút gây bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, giết mổ và tiêu thụ thịt lợn an toàn.

- Chỉ đạo các thôn, khu phố nơi có dịch huy động nguồn lực nhanh chóng thực hiện các biện pháp bao vây, khống chế, dập tắt dịch bệnh, ngăn chặn dịch lây lan; kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức chống dịch bệnh động vật ở cơ sở.

- Cán bộ thú y thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật 24/24 tại các hộ chăn nuôi để kịp thời phát hiện, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhiễm địa bàn thị trấn.

- Tham mưu thành lập Đội ứng phó nhanh và phân công các thành viên trực tiếp đến tận hộ chăn nuôi để hỗ trợ tổ chức chống dịch.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức giám sát, lấy mẫu xét nghiệm xác định lưu hành bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại vùng bị dịch uy hiếp, vùng giám sát và các vùng có nguy cơ cao để kịp thời phát hiện và xử lý khi phát hiện bệnh.

- Hướng dẫn các hộ chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt đặc biệt tại các cơ sở chăn nuôi nằm trong phạm vi vùng bị dịch uy hiếp, vùng giám sát các vùng chăn nuôi trọng điểm.

- Báo cáo Chủ tịch UBND Thị trấn tình hình, kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật; Tham mưu cho UBND thị trấn tổng hợp, đề xuất nhu cầu kinh phí hoạt động phòng chống dịch; kinh phí hỗ trợ khắc phục thiệt hại ở địa phương trình Chủ tịch UBND huyện xem xét phê duyệt.

3. Ban Công an thị trấn.

Chỉ đạo lực lượng thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo dõi, nắm tình hình hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật; phối hợp với các lực lượng chức năng kịp thời bắt giữ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động, răn đe nhằm chủ động phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật. Cử lực lượng tham gia tại các chốt kiểm dịch khi có yêu cầu.

4. Ban chỉ huy Quân sự thị trấn.

- Chỉ đạo lực lượng dân quân, phối hợp với lực lượng công an tăng cường tổ chức tuần tra, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

5. Đài Truyền thanh thị trấn.

- Tăng cường thời lượng phát sóng, thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về diễn biến tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và các biện pháp phòng chống dịch;

- Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ tác hại ca việc nhập lậu động vật, sản phẩm động vật từ các khu vực có khả năng nhiễm bệnh, tăng nguy cơ làm lây lan dịch bệnh, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; đồng thời hướng dẫn các biện pháp chđộng ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn thị trấn, tránh gây hoang mang trong xã hội, từ đó nâng cao nhận thức của chính quyền cơ sở, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân; cùng lên án các hành vi vi phạm, không sử dụng lợn và sản phẩm thịt không rõ nguồn gốc; đồng thời hướng dẫn các biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lây vào địa bàn thị trấn.

6. Công chức ĐC – XD và Môi trường

Tham mưu cho Ban chỉ đạo vị trí tiêu hủy, chôn lấp khi có dịch bệnh xảy ra; Hướng dẫn các biện pháp xử lý môi trường phục vụ công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

7. Các ban ngành, đoàn thể.

Phối hợp để triển khai thực hiện các biện pháp tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên và toàn thể nhân dân để ngăn chặn sự xâm nhiễm và lây lan bệnh Dịch tả lợn Châu Phi từ các khu vực mắc bệnh vào địa bàn thị trấn.

Trên đây là kế hoạch hành động và ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, UBND thị trấn yêu cầu các thôn, khu phố các ban ngành đoàn thể, cán bộ công chức liên quan triển khải thực hiện có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phải báo cáo về UBND, Ban chỉ đạo thị trấn để có biện pháp chỉ đạo cụ thể./.

Nơi nhận:

- TT ĐU – HĐND (Báo cáo);

- Ban Chỉ đạo phòng chống dịch;

- Các thôn; khu phố

- Các ban, ngành, công chức liên quan;

- Lưu: VT, NN.

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Văn Truy

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC