Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
217563

ĐỀ ÁN SÁP NHẬP TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN VĨNH LỘC VÀO TRƯỜNG MẦM NON VĨNH THÀNH

Ngày 20/02/2023 11:04:14

ĐỀ ÁN

SÁP NHẬP TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN VĨNH LỘC

VÀO TRƯỜNG MẦM NON VĨNH THÀNH

Phần thứ nhất

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Đặc điểm địa phương:

Thị trấn Vĩnh Lộc là một trong 13 đơn vị hành chính của huyện Vĩnh Lộc,vị trí địa lý trải dọc hai bên trục đường quốc lộ 45 và 217, cách thành phố Thanh Hóa 45km về phía Tây Bắc, cách Thành nhà Hồ 1km về phía Nam; Phía Bắc giáp xã Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Long; phía Nam giáp xã Ninh Khang; phía Tây giáp xã Quý Lộc, huyện Yên Định; Phía Đông giáp xã Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Hòa. Hiện nay thị trấn Vĩnh Lộc có diện tích tự nhiên là 540,94 ha, chia thành 10 khu phố với 2.631 hộ = 9.677 khẩu. Hầu hết các cơ quan của huyện đóng trên địa bàn.

Thị trấn Vĩnh Lộc là trung tâm kinh tế - chính trị - hành chính của huyện, luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện. Nhân dân trên địa bàn thị trấn nhìn chung có trình độ dân trí, điều kiện kinh tế thuận lợi, mọi chủ trương, hoạt động đưa ra đều được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Nhờ đó thị trấn Vĩnh Lộc đã có bước chuyển mình rõ nét, kinh tế - xã hội trên địa bàn có sự tăng trưởng đáng kể; bộ mặt thị trấn Vĩnh Lộc có nhiều thay đổi tích cực, văn hóa - xã hội có những chuyển biến rõ rệt; quốc phòng - an ninh tiếp tục được giữ vững, ổn định; đời sống nhân dân được cải thiện về mọi mặt; hệ thống chính trị hoạt động ngày càng hiệu quả.

Sự nghiệp giáo dục thị trấn Vĩnh Lộc luôn được Đảng bộ, Chính quyền quan tâm chăm lo phát triển. Nhận thức của toàn xã hội về vai trò giáo dục ngày càng sâu sắc, công tác xã hội hóa giáo dục dần đi vào chiều sâu. Đời sống của nhân dân ổn định, chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao; nền kinh tế có bước tăng trưởng, cơ sở hạ tầng được củng cố đã tạo điều kiện cho giáo dục phát triển.

Cán bộ, giáo viên có nhận thức chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm đáp ứng được yêu cầu về đổi mới giáo dục phổ thông.

Quy mô mạng lưới trường, lớp ổn định; cơ sở vật chất các nhà trường được tăng cường đầu tư, chất lượng giáo dục đại trà giữ vững, chất lượng mũi nhọn luôn được duy trì và phát huy. Luôn duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập tiểu học, phổ cập THCS và xóa mù chữ.

Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học thị trấn hoạt động có hiệu quả, các tổ chức đoàn thể luôn phối hợp chặt chẽ với các nhà trường, vì vậy đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại thị trấn.

2. Trường học:

Sau khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện nay trên địa bàn thị trấn có các trường học chịu sự quản lý về hạ tầng của Ủy ban nhân dân thị trấn Vĩnh Lộc là: 01 trường THCS; 02 trường Tiểu học; 02 trường Mầm non.

Phần thứ hai

CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ:

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 04/12/2009; Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị quyết số 44/2014/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

Căn cứ Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”;

Căn cứ Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ Quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;

Căn cứ Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 về việc Ban hành Quy định kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia trường mầm non;

Căn cứ Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Mầm non;

Căn cứ Quyết định số 3185/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc quy định định mức bình quân học sinh/lớp và định mức biên chế cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên hành chính của các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở công lập trên địa bàn tỉnh;

Thực hiện Quyết định số 2820/QĐ-UBND ngày 27/7/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề án sắp xếp các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2025;

Căn cứ Kết luận số 1677-KL/HU ngày 28/10/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy Vĩnh Lộc tại Hội nghị Ban thường vụ Huyện ủy tháng 10/2022; Căn cứ thông báo số 269/TB-HU ngày 28/10/2022 về việc chủ trương sáp nhập trường mầm non thị trấn Vĩnh Lộc vào trường mầm non Vĩnh Thành.

Căn cứ Phương án số 3716/PA-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Lộc về việc Sáp nhập trường Mầm non thị trấn vào trường Mầm non Vĩnh Thành;

UBND thị trấn Vĩnh Lộc xây dựng Đề án sáp nhập Mầm non thị trấn Vĩnh Lộc vào trường Mầm non Vĩnh Thành như sau:

II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:

1. Thuận lợi:

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của thị trấn Vĩnh Lộc đã có sự phát triển khá toàn diện.

Mạng lưới trường, lớp ở các cấp học ổn định, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; cơ sở vật chất trường, lớp học được kiên cố hóa và đạt chuẩn quốc gia; trang thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên;

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường học trên địa bàn thị trấn được sắp xếp và bố trí hợp lý, cơ bản đủ về số lượng và nâng cao về chất lượng.

2. Khó khăn:

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng còn một số khó khăn, bất cập, đòi hỏi cần phải giải quyết, cụ thể:

- Thực hiện Nghị quyết 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa, ngày 01/12/2019, thị trấn Vĩnh Lộc được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Vĩnh Thành vào thị trấn Vĩnh Lộc. Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính, trên địa bàn thị trấn có 02 trường mầm non (Mầm non Vĩnh Thành và Mầm non thị trấn Vĩnh Lộc) nên việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường chưa được tập trung. Cụ thể:

+ Trường mầm non Vĩnh Thành có diện tích 5537,3m2, trường được UBND huyện và UBND thị trấn đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đáp ứng yêu cầu dạy học. Trường đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2005, mức độ 2 năm 2018, công nhận cơ quan kiểu mẫu năm 2019 phấn đấu công nhận đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3, trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào tháng 12 năm 2023.

+ Trường Mầm non thị trấn Vĩnh Lộc có diện tích 2.347,7m2, Trường được xây dựng từ năm 1994 theo Quyết định số 24/QĐ-UBVL ngày 22/10/1994 (gồm 08 phòng học). Hiện nay, hệ thống tường và nền gạch đã bị xuống cấp, trong khuôn viên chưa có sân tập thể thao cho học sinh; hệ thống các phòng học, trang thiết bị về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu trường đạt chuẩn. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả giáo dục.

- Mặt khác, trên địa bàn thị trấn có nhiều trường học cần phải bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu dạy và học trong tình hình mới.

3. Thực trạng trường Mầm non thị trấn và trường Mầm non Vĩnh Thành

a. Quy mô lớp, học sinh năm học 2022 - 2023:

Trường thực hiện sáp nhập

Tổng số HS

Tổng số lớp

Nhóm trẻ

Lớp 3 tuổi

Lớp 4 tuổi

Lớp 5 tuổi

Số trẻ

Số nhóm

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

MN Vĩnh Thành

397

15

65

4

100

4

113

3

119

4

MN thị trấn

205

09

45

3

48

2

52

2

60

2

b. Số lượng CBQL, GV, NV (Tính đến tháng 01 năm 2023)

TT

Tên trường

Tổng số

CBQL

Giáo viên

Kế toán

1

MN Vĩnh Thành

29

3

26

1

2

MN thị trấn

19

2

16

1

c. Trình độ dào tạo CBQL, GV, NV (Tính đến tháng 01 năm 2023):

TT

Trường

Tổng số

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học

Đảng viên

1

MN Vĩnh Thành

29

02 = 6,8%

01 = 3,3%

26 = 89,9%

25 = 83%

2

MN thị trấn

19

02 = 10,5%

02 = 10,5%

15 = 79%

13 = 68%

d. Cơ sở vật chất:

* Trường MN Vĩnh Thành:

- Diện tích: 5537,3 m2.

Có sân chơi, bãi tập.

- Khối phòng học: Hiện có 15 phòng

- Phòng học cao tầng kiên cố: 15 phòng

* Trường MN thị trấn:

- Diện tích: 2.347,7m2

- Khối phòng học: Hiện có 8 phòng

- Phòng học cao tầng kiên cố: 8 phòng

(Kèm theo Phụ lục chi tiết về cơ sở vật chất của 02 trường)

Tại Trường Mầm non thị trấn, hệ thống tường bị bong tróc và nền gạch ở các phòng học bị nứt. Diện tích đất không đủ theo qui định trường chuẩn, cơ sở vật chất xuống cấp không đảm bảo cho phát triển Giáo dục trong thời gian tới.

Trước hiện trạng trên thì việc đầu tư nguồn kinh phí cho việc xây dựng cơ sở vật chất tại các trường học sẽ mang tính dàn trải, công tác huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, hỗ trợ các hoạt động giáo dục trở lên manh mún, không thể đầu tư cơ sở vật chất một cách đồng bộ và hiệu quả.

Vì vậy việc sáp nhập Trường Mầm non thị trấn Vĩnh Lộc vào trường Mầm non Vĩnh Thành là phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường lớp, thuận lợi cho việc triển khai công tác giáo dục trong tình hình đổi mới hiện nay. Việc sáp nhập 02 trường sẽ góp phần giảm đầu mối quản lý của ngành và chính quyền địa phương, thuận lợi trong việc sắp xếp giáo viên, đồng thời góp phần giảm biên chế, qua đó bố trí được cán bộ, giáo viên, nhân viên sang nơi thiếu. Sau sáp nhập Trường Mầm non sẽ có quy mô nhiều lớp, thuận lợi cho việc bố trí đội ngũ giáo viên đồng bộ, giảm biên chế CBQL, nhân viên hành chính và các khoản kinh phí phải đầu tư.

Từ thực trạng nêu trên, yêu cầu cần phải sáp nhập Trường mầm non Thị trấn vào Trường mầm non Vĩnh Thành là phù hợp với chủ trương tinh gọn bộ máy và tạo môi trường dạy học, giáo dục tốt nhất để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc giai đoạn trong những năm tiếp theo. Từ đó, góp phần đạt mục tiêu đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung và thị trấn Vĩnh Lộc nói riêng.

Phần thứ ba

NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

I. Quan điểm, mục tiêu:

- Thực hiện nghiêm túc chủ trương của Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Lộc về việc sáp nhập trường mầm non thị trấn Vĩnh Lộc vào trường mầm non Vĩnh Thành.

- Tạo thuận lợi cho việc tổ chức dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và tập trung đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học đạt hiệu quả cao nhất.

- Sáp nhập Trường mầm non thị trấn Vĩnh Lộc vào Trường mầm non Vĩnh Thành nhằm tinh giảm bộ máy và tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại 02 trường mầm non trên địa bàn thị trấn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị.

- Trường mầm non sau khi sáp nhập tiếp tục được đầu tư, củng cố các tiêu chuẩn và hoàn thiện hồ sơ đề nghị kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; trường phải giữ vững được phong trào, ổn định về chất lượng; việc bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên dôi dư phải đảm bảo phù hợp, tạo được tâm lý ổn định, giúp họ yên tâm công tác.

II. Phương án sáp nhập

1. Về tổ chức bộ máy:

1.1. Về tên gọi: Trường Mầm non Vĩnh Thành.

1.2. Địa điểm trường chính: Đặt tại khu phố Giáng, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa (là địa điểm trường Mầm non Vĩnh Thành cũ)

(Trước mắt duy trì hoạt động dạy học tại 02 điểm: Trường MN Vĩnh Thành cũ và trường MN thị trấn cũ. Khi trường Mầm non Vĩnh Thành được mở rộng diện tích, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo thì sẽ tổ chức hoạt động dạy học tập trung tại một điểm trường)

1.3. Về cơ cấu tổ chức

Trường Mầm non Vĩnh Thành mới thành lập sau khi sáp nhập có 01 Hội đồng trường, Ban giám hiệu (gồm 01 Hiệu trưởng, 02 Phó Hiệu trưởng theo quy định của trường hạng 1).

2. Về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, sách và thiết bị dạy học:

2.1. Về cơ sở vật chất: Giữ nguyên hiện trạng về cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện dạy học trường đang sử dụng. Sau sáp nhập thực hiện theo quy hoạch phát triển của nhà trường đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

2.2. Về tài chính: Hai trường hoàn tất việc quyết toán kinh phí. Thực hiện quy trình, thủ tục quyết toán theo đúng quy định tài chính hiện hành.

2.3. Tài liệu, hồ sơ và các giấy tờ khác có liên quan: Hiệu trưởng 02 trường hiện tại có trách nhiệm quản lý hồ sơ và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định. Ngay sau thời điểm sáp nhập, kiểm kê và bàn giao cho thủ trưởng của đơn vị mới thành lập.

3. Số lớp, số học sinh sau khi sáp nhập

Đơn vị

Tổng số HS

Tổng số lớp

Nhóm trẻ

Lớp 3 tuổi

Lớp 4 tuổi

Lớp 5 tuổi

Số trẻ

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Trường MN Vĩnh Thành (sau khi đã sáp nhập)

602

24

110

07

148

06

165

05

179

06

4. Phương án sắp xếp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hành chính sau sáp nhập

TT

Tổng số

CBQL

Giáo viên

Kế toán

1

45 (Dôi dư là 3 người)

3

41

1

Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Lộc có phương án bố trí sắp xếp cán bộ quản lý, giáo viên dôi dư sau khi sáp nhập.

5. Bố trí cán bộ quản lý

Đề nghị bố trí Ban Giám hiệu từ nguồn tại chỗ, gồm:

- Hiệu trưởng bổ nhiệm: 01đ/c

- Các Phó hiệu trưởng bổ nhiệm: 02 đ/c

- Hiệu trưởng quản lý, chỉ đạo tại điểm trường chính.

6. Phương án về thực hiện chương trình giáo dục:

Sau khi sáp nhập, vẫn tiếp tục duy trì học theo chương trình hiện hành.

III. Thời gian thực hiện sáp nhập: Thực hiện trong tháng 01 năm 2023

Phần thứ tư

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. GIẢI PHÁP CHUNG:

- Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch, sắp xếp, sáp nhập lại hệ thống mạng lưới trường lớp, khắc phục tình trạng trường học có quy mô nhỏ, đầu tư dàn trải, lãng phí. Từ đó có điều kiện tập trung đầu tư nguồn lực, bố trí chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới.

- Thực hiện sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hợp lý đối với hai trường sáp nhập; bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý hiện có của 2 trường làm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phù hợp, đảm bảo số lượng, cơ cấu giáo viên tại các trường, điều hoà nhân viên hành chính, giáo viên giữa các trường.

II. GIẢI PHÁP CỤ THỂ:

1. Uỷ ban nhân dân thị trấn Vĩnh Lộc thành lập Ban chỉ đạo, thực hiện đúng lộ trình, kịp thời gian theo quy định của Uỷ ban nhân dân huyện giao.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền trong cán bộ đảng viên, giáo viên, học sinh và nhân dân nhằm làm cho mọi người hiểu rõ vai trò, mục tiêu, nguyên tắc, lộ trình.

3. Huy động nguồn vốn từ các nhà tài trợ, nguồn ngân sách của nhà nước, của địa phương và các ban ngành liên quan, vận động đóng góp của nhân dân; tiếp tục sử dụng các cơ sở vật chất sẵn có tại 2 nhà trường.

4. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đáp ứng với yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay.

5. Phát huy vai trò của tổ chức cơ sở đảng, tổ chức công đoàn, đoàn đội trong nhà trường.

Phần thứ năm

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. LỘ TRÌNH:

- Tháng 12/2022:

+ Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện sáp nhập trường.

+ Xây dựng Đề án sáp nhập trường.

+ Góp ý Đề án.

- Tháng 1/2023:

Hoàn chỉnh Đề án, gửi Đề án và Tờ trình về UBND Huyện.

- Từ tháng 2/2023:

+ Xây dựng, bổ sung, tu bổ, nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập.

+ Tiếp tục tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh và nhân dân trên địa bàn về chủ trương sáp nhập trường.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Ủy ban nhân dân thị trấn Vĩnh Lộc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện lộ trình sáp nhập trường gồm: Chủ tịch UBND thị trấn làm trưởng ban, Phó Chủ tịch UBND thị trấn làm Phó trưởng ban, Thành viên gồm đại diện các ban ngành liên quan; Hiệu trưởng, PHT, Chủ tịch công đoàn 02 trường.

2. Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

3. Uỷ ban nhân dân thị trấn thực hiện việc xây dựng, củng cố cơ sở vật chất, đảm bảo an ninh, an toàn cho nhà trường trong quá trình sáp nhập.

4. Hiệu trưởng 2 nhà trường tham mưu về quy hoạch, sắp xếp lớp, học sinh và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

5. UBND thị trấn giao các đoàn thể, Bí thư chi bộ, trưởng khu và Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện tốt công tác tuyên truyền.

6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên đài truyền thanh về Đề án sáp nhập trường Mầm non thị trấn vào trường Mầm non Vĩnh Thành đến toàn thể nhân dân để tạo được sự đồng thuận cao trong tổ chức thực hiện.

Phần thứ sáu

KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Phòng GD&ĐT Vĩnh Lộc và các phòng chuyên môn liên quan tư vấn, hỗ trợ việc sáp nhập trường Mầm non theo Kế hoạch của huyện.

2. UBND huyện: Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn Quốc gia.

3. Phòng tài chính: Hỗ trợ kinh phí bổ sung CSVC còn thiếu, trang thiết bị dạy học còn thiếu.

4. Phòng nội vụ: Tham mưu cho UBND huyện sắp xếp đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đầy đủ theo quy định.

Trên đây là Đề án sáp nhập trường Mầm non thị trấn Vĩnh Lộc vào trường Mầm non Vĩnh Thành. Đề nghị Hiệu trưởng 02 trường Mầm non (MN thị trấn Vĩnh Lộc và MN Vĩnh Thành), các ban, ngành, đoàn thể, khu phố tổ chức thực hiện theo lộ trình. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, báo cáo Đảng uỷ - UBND thị trấn để kịp thời tháo gỡ./.

PHỤ LỤC

Thống kê chi tiết cơ sở vật chất tại 02 trường

TT

Nội dung

Trường MN Vĩnh Thành

Trường MN thị trấn

1

Bàn ghế

200 bộ

80 bộ

2

Phòng âm nhạc

01 phòng

Không

3

Phòng vệ sinh cho các cháu

Các phòng học đều có

Các phòng học đều có

4

Ti vi

12 cái

9 cái

5

Máy tính

05 cái

04 cái

6

Máy chiếu

Không có

01 cái

7

Tủ lạnh

02 cái

02 cái

8

Sạp (Giường)

300 cái

100 cái

9

Tủ đựng hồ sơ giáo viên

06 cái

03 cái

10

Đồ chơi ngoài trời (Xích đu, cầu trượt)

10 bộ

05 bộ

(Thời điểm thống kê: Ngày 28/12/2022)

ĐỀ ÁN SÁP NHẬP TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN VĨNH LỘC VÀO TRƯỜNG MẦM NON VĨNH THÀNH

Đăng lúc: 20/02/2023 11:04:14 (GMT+7)

ĐỀ ÁN

SÁP NHẬP TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN VĨNH LỘC

VÀO TRƯỜNG MẦM NON VĨNH THÀNH

Phần thứ nhất

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Đặc điểm địa phương:

Thị trấn Vĩnh Lộc là một trong 13 đơn vị hành chính của huyện Vĩnh Lộc,vị trí địa lý trải dọc hai bên trục đường quốc lộ 45 và 217, cách thành phố Thanh Hóa 45km về phía Tây Bắc, cách Thành nhà Hồ 1km về phía Nam; Phía Bắc giáp xã Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Long; phía Nam giáp xã Ninh Khang; phía Tây giáp xã Quý Lộc, huyện Yên Định; Phía Đông giáp xã Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Hòa. Hiện nay thị trấn Vĩnh Lộc có diện tích tự nhiên là 540,94 ha, chia thành 10 khu phố với 2.631 hộ = 9.677 khẩu. Hầu hết các cơ quan của huyện đóng trên địa bàn.

Thị trấn Vĩnh Lộc là trung tâm kinh tế - chính trị - hành chính của huyện, luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện. Nhân dân trên địa bàn thị trấn nhìn chung có trình độ dân trí, điều kiện kinh tế thuận lợi, mọi chủ trương, hoạt động đưa ra đều được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Nhờ đó thị trấn Vĩnh Lộc đã có bước chuyển mình rõ nét, kinh tế - xã hội trên địa bàn có sự tăng trưởng đáng kể; bộ mặt thị trấn Vĩnh Lộc có nhiều thay đổi tích cực, văn hóa - xã hội có những chuyển biến rõ rệt; quốc phòng - an ninh tiếp tục được giữ vững, ổn định; đời sống nhân dân được cải thiện về mọi mặt; hệ thống chính trị hoạt động ngày càng hiệu quả.

Sự nghiệp giáo dục thị trấn Vĩnh Lộc luôn được Đảng bộ, Chính quyền quan tâm chăm lo phát triển. Nhận thức của toàn xã hội về vai trò giáo dục ngày càng sâu sắc, công tác xã hội hóa giáo dục dần đi vào chiều sâu. Đời sống của nhân dân ổn định, chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao; nền kinh tế có bước tăng trưởng, cơ sở hạ tầng được củng cố đã tạo điều kiện cho giáo dục phát triển.

Cán bộ, giáo viên có nhận thức chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm đáp ứng được yêu cầu về đổi mới giáo dục phổ thông.

Quy mô mạng lưới trường, lớp ổn định; cơ sở vật chất các nhà trường được tăng cường đầu tư, chất lượng giáo dục đại trà giữ vững, chất lượng mũi nhọn luôn được duy trì và phát huy. Luôn duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập tiểu học, phổ cập THCS và xóa mù chữ.

Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học thị trấn hoạt động có hiệu quả, các tổ chức đoàn thể luôn phối hợp chặt chẽ với các nhà trường, vì vậy đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại thị trấn.

2. Trường học:

Sau khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện nay trên địa bàn thị trấn có các trường học chịu sự quản lý về hạ tầng của Ủy ban nhân dân thị trấn Vĩnh Lộc là: 01 trường THCS; 02 trường Tiểu học; 02 trường Mầm non.

Phần thứ hai

CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ:

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 04/12/2009; Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị quyết số 44/2014/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

Căn cứ Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”;

Căn cứ Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ Quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;

Căn cứ Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 về việc Ban hành Quy định kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia trường mầm non;

Căn cứ Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Mầm non;

Căn cứ Quyết định số 3185/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc quy định định mức bình quân học sinh/lớp và định mức biên chế cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên hành chính của các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở công lập trên địa bàn tỉnh;

Thực hiện Quyết định số 2820/QĐ-UBND ngày 27/7/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề án sắp xếp các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2025;

Căn cứ Kết luận số 1677-KL/HU ngày 28/10/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy Vĩnh Lộc tại Hội nghị Ban thường vụ Huyện ủy tháng 10/2022; Căn cứ thông báo số 269/TB-HU ngày 28/10/2022 về việc chủ trương sáp nhập trường mầm non thị trấn Vĩnh Lộc vào trường mầm non Vĩnh Thành.

Căn cứ Phương án số 3716/PA-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Lộc về việc Sáp nhập trường Mầm non thị trấn vào trường Mầm non Vĩnh Thành;

UBND thị trấn Vĩnh Lộc xây dựng Đề án sáp nhập Mầm non thị trấn Vĩnh Lộc vào trường Mầm non Vĩnh Thành như sau:

II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:

1. Thuận lợi:

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của thị trấn Vĩnh Lộc đã có sự phát triển khá toàn diện.

Mạng lưới trường, lớp ở các cấp học ổn định, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; cơ sở vật chất trường, lớp học được kiên cố hóa và đạt chuẩn quốc gia; trang thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên;

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường học trên địa bàn thị trấn được sắp xếp và bố trí hợp lý, cơ bản đủ về số lượng và nâng cao về chất lượng.

2. Khó khăn:

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng còn một số khó khăn, bất cập, đòi hỏi cần phải giải quyết, cụ thể:

- Thực hiện Nghị quyết 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa, ngày 01/12/2019, thị trấn Vĩnh Lộc được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Vĩnh Thành vào thị trấn Vĩnh Lộc. Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính, trên địa bàn thị trấn có 02 trường mầm non (Mầm non Vĩnh Thành và Mầm non thị trấn Vĩnh Lộc) nên việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường chưa được tập trung. Cụ thể:

+ Trường mầm non Vĩnh Thành có diện tích 5537,3m2, trường được UBND huyện và UBND thị trấn đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đáp ứng yêu cầu dạy học. Trường đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2005, mức độ 2 năm 2018, công nhận cơ quan kiểu mẫu năm 2019 phấn đấu công nhận đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3, trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào tháng 12 năm 2023.

+ Trường Mầm non thị trấn Vĩnh Lộc có diện tích 2.347,7m2, Trường được xây dựng từ năm 1994 theo Quyết định số 24/QĐ-UBVL ngày 22/10/1994 (gồm 08 phòng học). Hiện nay, hệ thống tường và nền gạch đã bị xuống cấp, trong khuôn viên chưa có sân tập thể thao cho học sinh; hệ thống các phòng học, trang thiết bị về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu trường đạt chuẩn. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả giáo dục.

- Mặt khác, trên địa bàn thị trấn có nhiều trường học cần phải bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu dạy và học trong tình hình mới.

3. Thực trạng trường Mầm non thị trấn và trường Mầm non Vĩnh Thành

a. Quy mô lớp, học sinh năm học 2022 - 2023:

Trường thực hiện sáp nhập

Tổng số HS

Tổng số lớp

Nhóm trẻ

Lớp 3 tuổi

Lớp 4 tuổi

Lớp 5 tuổi

Số trẻ

Số nhóm

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

MN Vĩnh Thành

397

15

65

4

100

4

113

3

119

4

MN thị trấn

205

09

45

3

48

2

52

2

60

2

b. Số lượng CBQL, GV, NV (Tính đến tháng 01 năm 2023)

TT

Tên trường

Tổng số

CBQL

Giáo viên

Kế toán

1

MN Vĩnh Thành

29

3

26

1

2

MN thị trấn

19

2

16

1

c. Trình độ dào tạo CBQL, GV, NV (Tính đến tháng 01 năm 2023):

TT

Trường

Tổng số

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học

Đảng viên

1

MN Vĩnh Thành

29

02 = 6,8%

01 = 3,3%

26 = 89,9%

25 = 83%

2

MN thị trấn

19

02 = 10,5%

02 = 10,5%

15 = 79%

13 = 68%

d. Cơ sở vật chất:

* Trường MN Vĩnh Thành:

- Diện tích: 5537,3 m2.

Có sân chơi, bãi tập.

- Khối phòng học: Hiện có 15 phòng

- Phòng học cao tầng kiên cố: 15 phòng

* Trường MN thị trấn:

- Diện tích: 2.347,7m2

- Khối phòng học: Hiện có 8 phòng

- Phòng học cao tầng kiên cố: 8 phòng

(Kèm theo Phụ lục chi tiết về cơ sở vật chất của 02 trường)

Tại Trường Mầm non thị trấn, hệ thống tường bị bong tróc và nền gạch ở các phòng học bị nứt. Diện tích đất không đủ theo qui định trường chuẩn, cơ sở vật chất xuống cấp không đảm bảo cho phát triển Giáo dục trong thời gian tới.

Trước hiện trạng trên thì việc đầu tư nguồn kinh phí cho việc xây dựng cơ sở vật chất tại các trường học sẽ mang tính dàn trải, công tác huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, hỗ trợ các hoạt động giáo dục trở lên manh mún, không thể đầu tư cơ sở vật chất một cách đồng bộ và hiệu quả.

Vì vậy việc sáp nhập Trường Mầm non thị trấn Vĩnh Lộc vào trường Mầm non Vĩnh Thành là phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường lớp, thuận lợi cho việc triển khai công tác giáo dục trong tình hình đổi mới hiện nay. Việc sáp nhập 02 trường sẽ góp phần giảm đầu mối quản lý của ngành và chính quyền địa phương, thuận lợi trong việc sắp xếp giáo viên, đồng thời góp phần giảm biên chế, qua đó bố trí được cán bộ, giáo viên, nhân viên sang nơi thiếu. Sau sáp nhập Trường Mầm non sẽ có quy mô nhiều lớp, thuận lợi cho việc bố trí đội ngũ giáo viên đồng bộ, giảm biên chế CBQL, nhân viên hành chính và các khoản kinh phí phải đầu tư.

Từ thực trạng nêu trên, yêu cầu cần phải sáp nhập Trường mầm non Thị trấn vào Trường mầm non Vĩnh Thành là phù hợp với chủ trương tinh gọn bộ máy và tạo môi trường dạy học, giáo dục tốt nhất để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc giai đoạn trong những năm tiếp theo. Từ đó, góp phần đạt mục tiêu đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung và thị trấn Vĩnh Lộc nói riêng.

Phần thứ ba

NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

I. Quan điểm, mục tiêu:

- Thực hiện nghiêm túc chủ trương của Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Lộc về việc sáp nhập trường mầm non thị trấn Vĩnh Lộc vào trường mầm non Vĩnh Thành.

- Tạo thuận lợi cho việc tổ chức dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và tập trung đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học đạt hiệu quả cao nhất.

- Sáp nhập Trường mầm non thị trấn Vĩnh Lộc vào Trường mầm non Vĩnh Thành nhằm tinh giảm bộ máy và tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại 02 trường mầm non trên địa bàn thị trấn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị.

- Trường mầm non sau khi sáp nhập tiếp tục được đầu tư, củng cố các tiêu chuẩn và hoàn thiện hồ sơ đề nghị kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; trường phải giữ vững được phong trào, ổn định về chất lượng; việc bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên dôi dư phải đảm bảo phù hợp, tạo được tâm lý ổn định, giúp họ yên tâm công tác.

II. Phương án sáp nhập

1. Về tổ chức bộ máy:

1.1. Về tên gọi: Trường Mầm non Vĩnh Thành.

1.2. Địa điểm trường chính: Đặt tại khu phố Giáng, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa (là địa điểm trường Mầm non Vĩnh Thành cũ)

(Trước mắt duy trì hoạt động dạy học tại 02 điểm: Trường MN Vĩnh Thành cũ và trường MN thị trấn cũ. Khi trường Mầm non Vĩnh Thành được mở rộng diện tích, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo thì sẽ tổ chức hoạt động dạy học tập trung tại một điểm trường)

1.3. Về cơ cấu tổ chức

Trường Mầm non Vĩnh Thành mới thành lập sau khi sáp nhập có 01 Hội đồng trường, Ban giám hiệu (gồm 01 Hiệu trưởng, 02 Phó Hiệu trưởng theo quy định của trường hạng 1).

2. Về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, sách và thiết bị dạy học:

2.1. Về cơ sở vật chất: Giữ nguyên hiện trạng về cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện dạy học trường đang sử dụng. Sau sáp nhập thực hiện theo quy hoạch phát triển của nhà trường đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

2.2. Về tài chính: Hai trường hoàn tất việc quyết toán kinh phí. Thực hiện quy trình, thủ tục quyết toán theo đúng quy định tài chính hiện hành.

2.3. Tài liệu, hồ sơ và các giấy tờ khác có liên quan: Hiệu trưởng 02 trường hiện tại có trách nhiệm quản lý hồ sơ và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định. Ngay sau thời điểm sáp nhập, kiểm kê và bàn giao cho thủ trưởng của đơn vị mới thành lập.

3. Số lớp, số học sinh sau khi sáp nhập

Đơn vị

Tổng số HS

Tổng số lớp

Nhóm trẻ

Lớp 3 tuổi

Lớp 4 tuổi

Lớp 5 tuổi

Số trẻ

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Trường MN Vĩnh Thành (sau khi đã sáp nhập)

602

24

110

07

148

06

165

05

179

06

4. Phương án sắp xếp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hành chính sau sáp nhập

TT

Tổng số

CBQL

Giáo viên

Kế toán

1

45 (Dôi dư là 3 người)

3

41

1

Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Lộc có phương án bố trí sắp xếp cán bộ quản lý, giáo viên dôi dư sau khi sáp nhập.

5. Bố trí cán bộ quản lý

Đề nghị bố trí Ban Giám hiệu từ nguồn tại chỗ, gồm:

- Hiệu trưởng bổ nhiệm: 01đ/c

- Các Phó hiệu trưởng bổ nhiệm: 02 đ/c

- Hiệu trưởng quản lý, chỉ đạo tại điểm trường chính.

6. Phương án về thực hiện chương trình giáo dục:

Sau khi sáp nhập, vẫn tiếp tục duy trì học theo chương trình hiện hành.

III. Thời gian thực hiện sáp nhập: Thực hiện trong tháng 01 năm 2023

Phần thứ tư

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. GIẢI PHÁP CHUNG:

- Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch, sắp xếp, sáp nhập lại hệ thống mạng lưới trường lớp, khắc phục tình trạng trường học có quy mô nhỏ, đầu tư dàn trải, lãng phí. Từ đó có điều kiện tập trung đầu tư nguồn lực, bố trí chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới.

- Thực hiện sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hợp lý đối với hai trường sáp nhập; bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý hiện có của 2 trường làm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phù hợp, đảm bảo số lượng, cơ cấu giáo viên tại các trường, điều hoà nhân viên hành chính, giáo viên giữa các trường.

II. GIẢI PHÁP CỤ THỂ:

1. Uỷ ban nhân dân thị trấn Vĩnh Lộc thành lập Ban chỉ đạo, thực hiện đúng lộ trình, kịp thời gian theo quy định của Uỷ ban nhân dân huyện giao.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền trong cán bộ đảng viên, giáo viên, học sinh và nhân dân nhằm làm cho mọi người hiểu rõ vai trò, mục tiêu, nguyên tắc, lộ trình.

3. Huy động nguồn vốn từ các nhà tài trợ, nguồn ngân sách của nhà nước, của địa phương và các ban ngành liên quan, vận động đóng góp của nhân dân; tiếp tục sử dụng các cơ sở vật chất sẵn có tại 2 nhà trường.

4. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đáp ứng với yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay.

5. Phát huy vai trò của tổ chức cơ sở đảng, tổ chức công đoàn, đoàn đội trong nhà trường.

Phần thứ năm

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. LỘ TRÌNH:

- Tháng 12/2022:

+ Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện sáp nhập trường.

+ Xây dựng Đề án sáp nhập trường.

+ Góp ý Đề án.

- Tháng 1/2023:

Hoàn chỉnh Đề án, gửi Đề án và Tờ trình về UBND Huyện.

- Từ tháng 2/2023:

+ Xây dựng, bổ sung, tu bổ, nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập.

+ Tiếp tục tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh và nhân dân trên địa bàn về chủ trương sáp nhập trường.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Ủy ban nhân dân thị trấn Vĩnh Lộc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện lộ trình sáp nhập trường gồm: Chủ tịch UBND thị trấn làm trưởng ban, Phó Chủ tịch UBND thị trấn làm Phó trưởng ban, Thành viên gồm đại diện các ban ngành liên quan; Hiệu trưởng, PHT, Chủ tịch công đoàn 02 trường.

2. Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

3. Uỷ ban nhân dân thị trấn thực hiện việc xây dựng, củng cố cơ sở vật chất, đảm bảo an ninh, an toàn cho nhà trường trong quá trình sáp nhập.

4. Hiệu trưởng 2 nhà trường tham mưu về quy hoạch, sắp xếp lớp, học sinh và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

5. UBND thị trấn giao các đoàn thể, Bí thư chi bộ, trưởng khu và Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện tốt công tác tuyên truyền.

6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên đài truyền thanh về Đề án sáp nhập trường Mầm non thị trấn vào trường Mầm non Vĩnh Thành đến toàn thể nhân dân để tạo được sự đồng thuận cao trong tổ chức thực hiện.

Phần thứ sáu

KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Phòng GD&ĐT Vĩnh Lộc và các phòng chuyên môn liên quan tư vấn, hỗ trợ việc sáp nhập trường Mầm non theo Kế hoạch của huyện.

2. UBND huyện: Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn Quốc gia.

3. Phòng tài chính: Hỗ trợ kinh phí bổ sung CSVC còn thiếu, trang thiết bị dạy học còn thiếu.

4. Phòng nội vụ: Tham mưu cho UBND huyện sắp xếp đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đầy đủ theo quy định.

Trên đây là Đề án sáp nhập trường Mầm non thị trấn Vĩnh Lộc vào trường Mầm non Vĩnh Thành. Đề nghị Hiệu trưởng 02 trường Mầm non (MN thị trấn Vĩnh Lộc và MN Vĩnh Thành), các ban, ngành, đoàn thể, khu phố tổ chức thực hiện theo lộ trình. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, báo cáo Đảng uỷ - UBND thị trấn để kịp thời tháo gỡ./.

PHỤ LỤC

Thống kê chi tiết cơ sở vật chất tại 02 trường

TT

Nội dung

Trường MN Vĩnh Thành

Trường MN thị trấn

1

Bàn ghế

200 bộ

80 bộ

2

Phòng âm nhạc

01 phòng

Không

3

Phòng vệ sinh cho các cháu

Các phòng học đều có

Các phòng học đều có

4

Ti vi

12 cái

9 cái

5

Máy tính

05 cái

04 cái

6

Máy chiếu

Không có

01 cái

7

Tủ lạnh

02 cái

02 cái

8

Sạp (Giường)

300 cái

100 cái

9

Tủ đựng hồ sơ giáo viên

06 cái

03 cái

10

Đồ chơi ngoài trời (Xích đu, cầu trượt)

10 bộ

05 bộ

(Thời điểm thống kê: Ngày 28/12/2022)

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC