Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
217563

Lịch sử Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc

Ngày 18/12/2017 15:31:55

Năm 1992, khi mới ra đời, thị trấn nằm trong hoàn cảnh rất khó khăn: không trường học, không trạm y tế, không công sở, không điện. Giao thông đi lại chỉ có duy nhất con đường cấp phối của trung tâm huyện, còn lại là đường đất. Bộ máy cán bộ chưa đồng bộ; một bộ phận nhân dân chưa nhận thức được vai trò của việc thành lập thị trấn... Tuy nhiên, sau 25 năm thành lập, xây dựng và phát triển, thị trấn Vĩnh Lộc đã đáp ứng được nhu cầu đổi mới tất yếu theo chủ trương chung của Đảng, đáp ứng yêu cầu đô thị hóa mang tính tất yếu và cấp thiết của huyện Vĩnh Lộc, xứng đáng là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của huyện để phù hợp với công cuộc đổi mới đất nước của Đảng ta.

ẢNH---TT.jpg
Thị trấn Vĩnh Lộc được hình thành trên cơ sở hợp nhất một bộ phận đất đai và dân cư của 3 xã liền kề là Vĩnh Thành, Vĩnh Phúc, Vĩnh Tiến. Đây là khu vực có đầy đủ các điều kiện tự nhiên, xã hội, pháp lý để thành lập thị trấn huyện lỵ.
Vùng đất thị trấn Vĩnh Lộc ngày nay nằm trên thế đất cao mà bằng phẳng, gần sông Mã, sông Bưởi; có quốc lộ 45 và quốc lộ 127 đi qua; là khu vực tiếp giáp Thành Nhà Hồ - kinh đô của nước Đại Ngu (thế kỷ XV). Qua các giai đoạn lịch sử, nơi đây được chọn là huyện lỵ của huyện Vĩnh Lộc.
Nhân dân trong vùng có truyền thống phát triển kinh tế thông qua buôn bán, thương mại, dịch vụ kết hợp với sản xuất, chế biến nông sản với nhiều sản phẩm nổi tiếng như: Chè lam Phủ Quảng, táo Phương Giai, cà Giáng… Chợ Giáng nằm trên địa bàn thị trấn được xem là trung tâm giao thương, buôn bán truyền thống của nhân dân trong huyện và các khu vực lân cận như: Thạch Thành, Cẩm Thủy, Yên Định…
Đời sống văn hóa của nhân dân thị trấn và các vùng lân cận rất phong phú và mang tính đại diện cao, có nhiều cơ sở thờ tự tôn giáo, tín ngưỡng như nhà thờ, chùa, đền,... nằm trong hệ thống các di tích lịch sử văn hóa cách mạng của huyện. Đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo và không có tín ngưỡng tôn giáo sống đan xen, hòa đồng, đoàn kết, sẻ chia cùng nhau xây dựng cộng đồng dân cư phát triển góp phần vào sự phát triển chung của toàn huyện Vĩnh Lộc. Đây là những lợi thế mà không phải địa phương nào trong huyện cũng có được, xứng đáng là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa, kinh tế của cả huyện.
Nhằm phát huy lợi thế của khu vực huyện lỵ trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Được sự định hướng của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã lựa chọn và đề nghị thành lập thị trấn Vĩnh Lộc.
Ngày 19-5-1992, huyện Vĩnh Lộc long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập thị trấn Vĩnh Lộc, thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Từ đây, ngày 19-5 hàng năm được lấy là ngày thành lập thị trấn Vĩnh Lộc. Sự ra đời của thị trấn Vĩnh Lộc đã đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân trong huyện, phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội. Ngày thành lập thị trấn Vĩnh Lộc càng trở nên có ý nghĩa hơn khi ngày này cũng là ngày kỷ niệm sinh nhật của Bác Hồ kính yêu.
Ngay sau khi thành lập thị trấn, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã kịp thời xây dựng, kiện toàn tổ chức Đảng của thị trấn để lãnh đạo nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương với vô vàn khó khăn thử thách của một đơn vị hành chính mới thành lập, mang trọng trách là đô thị đầu tiên và duy nhất của cả huyện (đến thời điểm hiện tại).
Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ và nhân dân thị trấn Vĩnh Lộc luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ cách mạng, cùng nhân dân cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng thị trấn Vĩnh Lộc giàu về kinh tế, ổn định về chính trị, vững mạnh về quốc phòng - an ninh.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ và nhân dân thị trấn Vĩnh Lộc luôn mong muốn biên soạn một cuốn sách nhằm ghi lại những chặng đường lịch sử đã qua và quá trình xây dựng quê hương, đất nước của Đảng bộ và nhân dân thị trấn. Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 28-8 -2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, chủ trương của Tỉnh ủy Thanh Hóa và Huyện ủy Vĩnh Lộc về đẩy mạnh công tác nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ cơ sở, Ban Chấp hành Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc (nhiệm kỳ 2015-2020) đã ra Nghị quyết về việc sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc (1992- 2017)”. Qua đó, tổng kết, rútra những bài học kinh nghiệm, đồng thời, góp phầngiáo dục, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân tiếp tục xây dựng và phát triển thị trấn Vĩnh Lộc ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Cuốn sách ra mắt bạn đọc là kết quả của quá trình làm việc khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần chỉ đạo tập trung của Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Sưu tầm tư liệu, Ban Biên soạn cũng như sự nhiệt tình cung cấp thông tin, tư liệu của các đồng chí cán bộ, đảng viên là nhân chứng hoạt động qua các thời kỳ, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể nhân dân trong thị trấn. Nhân dịp cuốn sách được xuất bản vào lễ Kỷ niệm 25 năm Ngày công bố quyết định thành lập thị trấn Vĩnh Lộc (19/5/1992- 19/5/2017) và 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2017), Ban Chấp hành Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc trân trọng cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Vĩnh Lộc, Ban Sưu tầm tư liệu và Ban Biên soạn, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông cùng toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thị trấn đã giúp chúng tôi hoàn thành cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc (1992-2017)”.
Cuốn sách được chia làm 4 chương và Phụ lục:
Chương I: Thị trấn Vĩnh Lộc - Đất và Người
Chương II: Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc được thành lập, lãnh đạo nhân dân triển khai thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1992-1996)
Chương III: Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996-2005)
Chương IV: Lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, ổn định quốc phòng - an ninh (2005-2017)
Kết cấu và nội dung cuốn sách được trình bày theo tiến trình các sự kiện lịch sử diễn ra ở Vĩnh Lộc, đồng thời đặt trong mối liên hệ với các sự kiện lịch sử của huyện, tỉnh và dân tộc.
Đây là lần đầu tiên sưu tầm, biên soạn và phát hành nên dù đã có nhiều cố gắng nhưng cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, Ban Chấp hành Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các đồng chí cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thị trấn cùng bạn đọc gần xa để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
VINH LOC 28.5.2017 (bản cuối).pdf
T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ
BÍ THƯ - TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO
Lê Văn Tiến

Lịch sử Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc

Đăng lúc: 18/12/2017 15:31:55 (GMT+7)

Năm 1992, khi mới ra đời, thị trấn nằm trong hoàn cảnh rất khó khăn: không trường học, không trạm y tế, không công sở, không điện. Giao thông đi lại chỉ có duy nhất con đường cấp phối của trung tâm huyện, còn lại là đường đất. Bộ máy cán bộ chưa đồng bộ; một bộ phận nhân dân chưa nhận thức được vai trò của việc thành lập thị trấn... Tuy nhiên, sau 25 năm thành lập, xây dựng và phát triển, thị trấn Vĩnh Lộc đã đáp ứng được nhu cầu đổi mới tất yếu theo chủ trương chung của Đảng, đáp ứng yêu cầu đô thị hóa mang tính tất yếu và cấp thiết của huyện Vĩnh Lộc, xứng đáng là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của huyện để phù hợp với công cuộc đổi mới đất nước của Đảng ta.

ẢNH---TT.jpg
Thị trấn Vĩnh Lộc được hình thành trên cơ sở hợp nhất một bộ phận đất đai và dân cư của 3 xã liền kề là Vĩnh Thành, Vĩnh Phúc, Vĩnh Tiến. Đây là khu vực có đầy đủ các điều kiện tự nhiên, xã hội, pháp lý để thành lập thị trấn huyện lỵ.
Vùng đất thị trấn Vĩnh Lộc ngày nay nằm trên thế đất cao mà bằng phẳng, gần sông Mã, sông Bưởi; có quốc lộ 45 và quốc lộ 127 đi qua; là khu vực tiếp giáp Thành Nhà Hồ - kinh đô của nước Đại Ngu (thế kỷ XV). Qua các giai đoạn lịch sử, nơi đây được chọn là huyện lỵ của huyện Vĩnh Lộc.
Nhân dân trong vùng có truyền thống phát triển kinh tế thông qua buôn bán, thương mại, dịch vụ kết hợp với sản xuất, chế biến nông sản với nhiều sản phẩm nổi tiếng như: Chè lam Phủ Quảng, táo Phương Giai, cà Giáng… Chợ Giáng nằm trên địa bàn thị trấn được xem là trung tâm giao thương, buôn bán truyền thống của nhân dân trong huyện và các khu vực lân cận như: Thạch Thành, Cẩm Thủy, Yên Định…
Đời sống văn hóa của nhân dân thị trấn và các vùng lân cận rất phong phú và mang tính đại diện cao, có nhiều cơ sở thờ tự tôn giáo, tín ngưỡng như nhà thờ, chùa, đền,... nằm trong hệ thống các di tích lịch sử văn hóa cách mạng của huyện. Đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo và không có tín ngưỡng tôn giáo sống đan xen, hòa đồng, đoàn kết, sẻ chia cùng nhau xây dựng cộng đồng dân cư phát triển góp phần vào sự phát triển chung của toàn huyện Vĩnh Lộc. Đây là những lợi thế mà không phải địa phương nào trong huyện cũng có được, xứng đáng là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa, kinh tế của cả huyện.
Nhằm phát huy lợi thế của khu vực huyện lỵ trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Được sự định hướng của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã lựa chọn và đề nghị thành lập thị trấn Vĩnh Lộc.
Ngày 19-5-1992, huyện Vĩnh Lộc long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập thị trấn Vĩnh Lộc, thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Từ đây, ngày 19-5 hàng năm được lấy là ngày thành lập thị trấn Vĩnh Lộc. Sự ra đời của thị trấn Vĩnh Lộc đã đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân trong huyện, phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội. Ngày thành lập thị trấn Vĩnh Lộc càng trở nên có ý nghĩa hơn khi ngày này cũng là ngày kỷ niệm sinh nhật của Bác Hồ kính yêu.
Ngay sau khi thành lập thị trấn, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã kịp thời xây dựng, kiện toàn tổ chức Đảng của thị trấn để lãnh đạo nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương với vô vàn khó khăn thử thách của một đơn vị hành chính mới thành lập, mang trọng trách là đô thị đầu tiên và duy nhất của cả huyện (đến thời điểm hiện tại).
Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ và nhân dân thị trấn Vĩnh Lộc luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ cách mạng, cùng nhân dân cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng thị trấn Vĩnh Lộc giàu về kinh tế, ổn định về chính trị, vững mạnh về quốc phòng - an ninh.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ và nhân dân thị trấn Vĩnh Lộc luôn mong muốn biên soạn một cuốn sách nhằm ghi lại những chặng đường lịch sử đã qua và quá trình xây dựng quê hương, đất nước của Đảng bộ và nhân dân thị trấn. Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 28-8 -2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, chủ trương của Tỉnh ủy Thanh Hóa và Huyện ủy Vĩnh Lộc về đẩy mạnh công tác nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ cơ sở, Ban Chấp hành Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc (nhiệm kỳ 2015-2020) đã ra Nghị quyết về việc sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc (1992- 2017)”. Qua đó, tổng kết, rútra những bài học kinh nghiệm, đồng thời, góp phầngiáo dục, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân tiếp tục xây dựng và phát triển thị trấn Vĩnh Lộc ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Cuốn sách ra mắt bạn đọc là kết quả của quá trình làm việc khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần chỉ đạo tập trung của Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Sưu tầm tư liệu, Ban Biên soạn cũng như sự nhiệt tình cung cấp thông tin, tư liệu của các đồng chí cán bộ, đảng viên là nhân chứng hoạt động qua các thời kỳ, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể nhân dân trong thị trấn. Nhân dịp cuốn sách được xuất bản vào lễ Kỷ niệm 25 năm Ngày công bố quyết định thành lập thị trấn Vĩnh Lộc (19/5/1992- 19/5/2017) và 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2017), Ban Chấp hành Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc trân trọng cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Vĩnh Lộc, Ban Sưu tầm tư liệu và Ban Biên soạn, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông cùng toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thị trấn đã giúp chúng tôi hoàn thành cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc (1992-2017)”.
Cuốn sách được chia làm 4 chương và Phụ lục:
Chương I: Thị trấn Vĩnh Lộc - Đất và Người
Chương II: Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc được thành lập, lãnh đạo nhân dân triển khai thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1992-1996)
Chương III: Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996-2005)
Chương IV: Lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, ổn định quốc phòng - an ninh (2005-2017)
Kết cấu và nội dung cuốn sách được trình bày theo tiến trình các sự kiện lịch sử diễn ra ở Vĩnh Lộc, đồng thời đặt trong mối liên hệ với các sự kiện lịch sử của huyện, tỉnh và dân tộc.
Đây là lần đầu tiên sưu tầm, biên soạn và phát hành nên dù đã có nhiều cố gắng nhưng cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, Ban Chấp hành Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các đồng chí cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thị trấn cùng bạn đọc gần xa để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
VINH LOC 28.5.2017 (bản cuối).pdf
T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ
BÍ THƯ - TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO
Lê Văn Tiến

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC