Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
217563

PHƯƠNG ÁN Đổi tên thôn thành khu phố trên địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc

Ngày 15/09/2020 16:58:37

ỦY BAN NHÂN DÂN

THỊ TRẤN VĨNH LỘC

Số: 61 /PA-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thị trấn Vĩnh Lộc, ngày 23 tháng 4 năm 2020

PHƯƠNG ÁN

Đổi tên thôn thành khu phố trên địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc

Phần I

THỰC TRẠNG CÁC THÔN, KHU PHỐTHỊ TRẤN VĨNH LỘC HIỆN NAY

Ngày 01 tháng 12 năm 2019, thị trấn Vĩnh Lộc được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Vĩnh Thành vào thị trấn Vĩnh Lộc theo Nghị quyết 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay, thị trấn Vĩnh Lộc có tổng diện tích đất tự nhiên 540,94 ha, chia thành 07 thôn và 3 khu phố, với 2.508 hộ = 8126 nhân khẩu. Phía Bắc giáp xã Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Long; phía Nam giáp xã Ninh Khang; phía Tây giáp sông Mã, huyện Yên Định; Phía Đông giáp xã Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Hòa; cụ thể:

Đơn vị thôn/ khu phố

Đặc điểm tình hình

Diện tích đất tự nhiên

( ha)

Quy mô dân số

Vị trí địa lý

Hộ

Khẩu

Khu phố 1

17,63

265

798

Phía Bắc giáp xã Vĩnh Tiến và thôn 1; phía Nam giáp xã Vĩnh Phúc; phía Đông giáp xã Vĩnh Long; phía Tây giáp thôn 1 thị trấn Vĩnh Lộc.

Khu phố 2

15,92

246

823

Phía Bắc giáp Khu phố 1; phía Nam giáp khu phố 3; phía Đông giáp Vĩnh Phúc; phía Tây giáp thôn 2, thôn 3 thị trấn Vĩnh Lộc.

Khu phố 3

48,94

327

1130

Phía Bắc giáp khu 2; phía Nam giáp thôn 5 ; phía Đông giáp thôn 8 ; phía Tây giáp thôn 4, thôn 5 thị trấn Vĩnh Lộc.

Thôn 1

74,66

306

1004

Phía Bắc giáp xã Vĩnh Tiến; phía Nam giáp Thôn 2; phía Đông giápkhu 1 Tiến; phía Tây giáp Sông Mã.

Thôn 2

66,53

335

1042

phía Bắc giáp thôn 1; phía Nam giáp khu phố 3; phía Đông giáp khu 2; phía Tây giáp Sông Mã

Thôn 3

57,58

231

714

Phía Bắc giáp thôn 2; Phía Nam giáp thôn 4; phía Đông giáp khu phố 2; phía Tây giáp Sông Mã;

Thôn 4

73,85

235

754

Phía Bắc giáp Thôn 3; phía Nam giáp thôn 5; phía Đông giáp khu phố2,3; phía Tây giáp sông Mã

Thôn 5

58,75

250

823

Phía Bắc giáp thôn 4; Phía Nam giáp xã Ninh Khang; Phía Đông giáp khu phố 3; Phía Tây giáp Sông Mã

Thôn 7

65,38

175

586

Phía Bắc giáp Thôn 8; phía Nam giáp xã Nĩnh Khang; phía Đông giáp xã Vĩnh Hòa; phía Tây giáp thôn 5.

Thôn 8

61,70

139

452

phía Bắc giáp xã Vĩnh Phúc; phía Nam giáp thôn 7; phía Đông giáp sông bưởi; phía Tây giáp khu phố 3

Toàn thị trấn

540,94

2.508

8126

Phần II
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

I. SỰ CẦN THIẾT

Trong những năm qua, hoạt động của thôn, khu phố trên địa bàn thị trấn đã đạt được những kết quả tích cực, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Cấp uỷ đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp trên được triển khai thực hiện kịp thời, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân cư, đảm bảo ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường tại địa phương.

Trước khi sáp nhập theo tinh thần Nghị quyết 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đối với thị trấn Vĩnh Lộc cũ có 03 khu phố, với tên gọi là: khu phố 1, khu phố 2, khu phố 3 và duy trì tên gọi này từ khi hình thành cho đến nay. Đối với xã Vĩnh Thành cũ, có 08 thôn. Năm 2017, thực hiện Đề án sáp nhập thôn theo Quyết định số 3507/QĐ-UBND ngày 18/9/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa, xã Vĩnh Thành cũ còn 07 thôn, với tên gọi là: thôn 1 ( còn gọi là thôn Thành Nhân), thôn 2 ( còn gọi là thôn Nhân Lộ), thôn 3 ( còn gọi là thôn Thành Long, hay làng Cao Mật), thôn 4 ( còn gọi là thôn Thành Công, hay làng Giáng), thôn 5 ( còn gọi là thôn Hà Lương), thôn 7 ( còn gọi là thôn Phụng Công), thôn 8 ( còn gọi là thôn Đún Sơn).

Từ thực tế nói trên, việc đổi tên thôn, khu phố là phù hợp với thực tiễn tại địa phương nhằm xây dựng và phát huy những giá trị văn hóa mang tính đặc trưng của từng thôn, khu phố; đồng thời thống nhất về tên gọi đối với thôn, khu phố trên địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc.

II. CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

2. Căn cứ Nghị quyết 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa;

3. Căn cứ Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ Nội vụ về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố”;

4. Căn cứ Thông tư số 01/2019/VBHN-BNV ngày 16/4/2019 của Bộ Nội vụ về việc “ Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, khu phố”.

5. Căn cứ Công văn số 273/UBND-NV ngày 03/3/2020 của UBND huyện Vĩnh Lộc về việc hướng dẫn chuyển tên; đổi tên thôn, khu phố.

Phần III
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN ĐỔI TÊN THÔN, KHU PHỐ

THỊ TRẤN VĨNH LỘC

1. Không thực hiện đổi tên đối với 03 khu phố:

- Giữ nguyên tên đối với khu phố 1, khu phố 2, khu phố 3 như hiện nay.

2. Đổi tên thôn đối với 07 thôn sau:

2.1. Đổi tên thôn 1 thành khu phố Thành Nhân.

- Lý do đổi tên: trước đây, Thôn 1 hay còn gọi là làng Quảng Nhân, hay làng Thành Nhân. Làng Quảng Nhân tên gọi lúc đầu là làng Ấp. Ấp ở đây với nghĩa làng xóm do một nhóm người khai khẩn đất hoang mà lập nên. Từ đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn đã có những cố gắng nhất định để phục hồi các làng, xã cũ, mở thêm các làng mới, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức khác nhau; triều Nguyễn còn lập vành đai trung du những đồn lính gọi là đồn Sơn Phòng. Các cư dân đã đến xung quanh khu vực đồn Sơn Phòng khai phá đất đai, lập nhà cửa, do đó nhiều đồn Sơn Phòng đã trở thành làng, trong đó có làng Ấp, nay là làng Quảng Nhân. Năm 1960, làng Quảng Nhân thành lập hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp, đặt tên là hợp tác xã Thành Nhân. Khi thành lập Hợp tác xã toàn xã làng Quảng Nhân được gọi là đội 1. Hiện nay, cả làng Quảng Nhân cộng với địa dư của 52 hộ công giáo họ Phúc Chỉ được gọi là thôn 1.

- Tên của thôn 1 sau khi đổi: Khu phố Thành Nhân

2.2. Đổi tên thôn 2 thành khu phố Nhân Lộ.

- Lý do đổi tên: làng Nhân Lộ tên khởi đầu là làng Giò. Tên làng Giò được lưu truyền đến ngày nay. Làng Giò xưa kia cũng là nơi hoang vu, rậm rạp đã được những cư dân đến trước khai phá rồi lập nên làng xóm. …nhưng làng Giò hình thành từ thời nào hiện vẫn chưa chứng minh được và sau này gọi là làng Nhân Lộ. Làng Nhân Lộ hiện nay có 52 hộ thuộc họ giáo Phúc Chỉ được chuyển về làng Quảng Nhân để lập ra thôn 1, số hộ còn lại của Nhân Lộ được thành lập một thôn, gọi là thôn 2.

- Tên của thôn 2 sau khi đổi: Khu phố Nhân Lộ

2.3. Đổi tên thôn 3 thành khu phố Cao Mật

- Lý do đổi tên: Làng Cao Mật tên nôm là làng Giáng. Đến thế kỷ XV có tên chữ là Cao Mật. Hiện nay, thôn 3 và thôn 4 đều nằm trong làng Cao Mật ( làng Giáng) xưa. Vì vậy, thôn 3 đổi tên thành khu phố Cao Mật.

- Tên của thôn 3 sau khi đổi: Khu phố Cao Mật.

2.4. Đổi tên thôn 4 thành khu phố Giáng.

- Lý do đổi tên: Xưa kia nơi đây là một bãi cây giáng, loại cây mộc thuộc họ với cây vả, cây sung dễ khai phá. Những người đầu tiên đến nay khai phá lập nên làng xóm gọi là làng Giáng. Vì vậy, thôn 4 đổi tên thành khu phố Giáng.

- Tên của thôn 4 sau khi đổi: Khu phố Giáng

2.5. Đổi tên thôn 5 thành khu phố Hà Lương.

- Lý do đổi tên: Làng Hà Lương buổi đầu gọi là ấp A Lãng, rồi Lương Hà, Hà Lưỡng, Hà Lãng…Sau cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống đế quốc Mông Cổ giành thắng lợi; tết Nguyên đán Mậu Ngọ (năm 1258), vua Trần Thái Tông phong thưởng cho các tướng soái có công, đứng đầu là tướng Lê Tần và Hà Bổng. Cũng năm này, Lê Tần đổi thành Lê Phụ Trần. Lê Phụ Trần được vua phong thái ấp ở Hà Lương đã đưa dòng họ đến khẩn hoang, phát triển kinh tế và lập làng, tính đến nay đã là hơn 700 năm. Năm 1955, Hà Lương gọi là xóm Thành Khang, rồi khi thành lập hợp tác xã toàn xã gọi theo đội sản xuất là đội 8. Hiện nay, làng Hà Lương được gọi là thôn 5.

- Tên của thôn 5 sau khi đổi: Khu phố Hà Lương

2.6. Đổi tên thôn 7 thành khu phố Phụng Công.

- Lý do đổi tên: Làng Phụng Công, chính tên là Phượng Công, vì có đỉnh núi ở đầu làng như đầu con chim Phượng, chân núi xòe ra ở cuối làng như đuôi con chim Công, nên có tên là Phượng Công. Vì “Phượng” cũng là “Phụng” nên dân gọi ra là Phụng Công và gọi tắt là làng Công. Hiện nay, làng Phụng Công được gọi là thôn 7.

- Tên của thôn 7 sau khi đổi: Khu phố Phụng Công.

2.7. Đổi tên thôn 8 thành khu phố Đốn Sơn.

- Lý do đổi tên: Với chủ trương chuyển dân cư ra khu vực chân núi Đún (Đốn Sơn) nhằm mục đích cho nhân dân phát triển kinh tế vườn đồi, có điều kiện đi lại làm đồng thuận lợi và giải quyết được đất ở cho nhân dân. Từ năm 1981, các gia đình bắt đầu chuyển cư ra khu vực chân núi Đún định cư, lập nghiệp và lập nên làng xóm như ngày nay, với tên gọi là làng Mới. Làng Mới dưới chân núi Đún hiện nay được gọi là thôn 8, hay còn gọi là thôn Đốn Sơn.

- Tên của thôn 8 sau khi đổi: Khu phố Đốn Sơn.

Phần thứ IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức lấy ý kiến về việc đổi tên thôn:

- Hình thức lấy ý kiến: Tổ chức lấy ý kiến cử tri ( Hộ gia đình).

- Thời gian tổ chức: Từ ngày 05 tháng 5 năm 2020 đến ngày 10 tháng 5 năm 2020

- Cử tri tham gia lấy ý kiến: là cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự và hiện đang cư trú thường xuyên ở thôn (thường trú hoặc tạm trú từ 06 tháng trở lên).

2. Phân công nhiệm vụ:

2.1. Văn phòng UBND

Tham mưu cho UBND, Chủ tịch UBND thị trấn xây dựng Phương án, báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy;

Tham mưu cho UBND hoàn thiện hồ sơ trình HĐND thị trấn thông qua Phương án đổi tên thôn (sau khi tổ chức lấy ý kiến tại thôn) và trình UBND huyện Vĩnh Lộc ( sau khi có Nghị quyết HĐND thị trấn) theo quy định.

2.2. Văn hóa – Xã hội

Tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống truyền thanh thị trấn những nội dung cơ bản của Thông tư số 01/2019/VBHN-BNV ngày 16/4/2019 của Bộ Nội vụ về việc “ Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, khu phố” và Phương án đổi tên thôn của UBND thị trấn Vĩnh Lộc.

2.3. Công an thị trấn:

Chủ trì phối hợp với Ban chỉ huy quân sự thị trấn xây dựng kế hoạch, phương án triển khai lực lượng giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an toàn cho hội nghị tổ chức lấy ý kiến tại các thôn trên địa bàn thị trấn.

2.4. Trưởng các thôn:

Phối hợp với Ban công tác MT và các đoàn thể thôn tổ chức tuyên truyền, vận động cử tri tham gia hội nghị lấy ý kiến về phương án đổi tên thôn đông đủ, đúng thành phần, đảm bảo chất lượng, hiệu quả hội nghị.

Chủ trì tổ chức lấy ý kiến của cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn về phương án đổi tên thôn

Tổng hợp các ý kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến, báo cáo về UBND thị trấn (qua văn phòng UBND) chậm nhất ngày10./5/2020.

2.5. Các ban, ngành, bộ phận liên quan:

Tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong đoàn viên, hội viên và nhân dân về chủ trương, cũng như mục đích, ý nghĩa của việc lấy ý kiến về phương án đổi tên thôn thành khu phố, nhằm nâng cao nhận thức để tích cực tham gia.

Nơi nhận:
- Thường trực Đảng ủy;

- Đại biểu HĐND thị trấn;

- Các thành viên UBND thị trấn;

- Chủ tịch UB MTTQ, trưởng các đoàn thể;

- Trưởng các thôn, khu phố;
- Lưu: VP.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Văn Truy

PHƯƠNG ÁN Đổi tên thôn thành khu phố trên địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc

Đăng lúc: 15/09/2020 16:58:37 (GMT+7)

ỦY BAN NHÂN DÂN

THỊ TRẤN VĨNH LỘC

Số: 61 /PA-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thị trấn Vĩnh Lộc, ngày 23 tháng 4 năm 2020

PHƯƠNG ÁN

Đổi tên thôn thành khu phố trên địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc

Phần I

THỰC TRẠNG CÁC THÔN, KHU PHỐTHỊ TRẤN VĨNH LỘC HIỆN NAY

Ngày 01 tháng 12 năm 2019, thị trấn Vĩnh Lộc được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Vĩnh Thành vào thị trấn Vĩnh Lộc theo Nghị quyết 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay, thị trấn Vĩnh Lộc có tổng diện tích đất tự nhiên 540,94 ha, chia thành 07 thôn và 3 khu phố, với 2.508 hộ = 8126 nhân khẩu. Phía Bắc giáp xã Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Long; phía Nam giáp xã Ninh Khang; phía Tây giáp sông Mã, huyện Yên Định; Phía Đông giáp xã Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Hòa; cụ thể:

Đơn vị thôn/ khu phố

Đặc điểm tình hình

Diện tích đất tự nhiên

( ha)

Quy mô dân số

Vị trí địa lý

Hộ

Khẩu

Khu phố 1

17,63

265

798

Phía Bắc giáp xã Vĩnh Tiến và thôn 1; phía Nam giáp xã Vĩnh Phúc; phía Đông giáp xã Vĩnh Long; phía Tây giáp thôn 1 thị trấn Vĩnh Lộc.

Khu phố 2

15,92

246

823

Phía Bắc giáp Khu phố 1; phía Nam giáp khu phố 3; phía Đông giáp Vĩnh Phúc; phía Tây giáp thôn 2, thôn 3 thị trấn Vĩnh Lộc.

Khu phố 3

48,94

327

1130

Phía Bắc giáp khu 2; phía Nam giáp thôn 5 ; phía Đông giáp thôn 8 ; phía Tây giáp thôn 4, thôn 5 thị trấn Vĩnh Lộc.

Thôn 1

74,66

306

1004

Phía Bắc giáp xã Vĩnh Tiến; phía Nam giáp Thôn 2; phía Đông giápkhu 1 Tiến; phía Tây giáp Sông Mã.

Thôn 2

66,53

335

1042

phía Bắc giáp thôn 1; phía Nam giáp khu phố 3; phía Đông giáp khu 2; phía Tây giáp Sông Mã

Thôn 3

57,58

231

714

Phía Bắc giáp thôn 2; Phía Nam giáp thôn 4; phía Đông giáp khu phố 2; phía Tây giáp Sông Mã;

Thôn 4

73,85

235

754

Phía Bắc giáp Thôn 3; phía Nam giáp thôn 5; phía Đông giáp khu phố2,3; phía Tây giáp sông Mã

Thôn 5

58,75

250

823

Phía Bắc giáp thôn 4; Phía Nam giáp xã Ninh Khang; Phía Đông giáp khu phố 3; Phía Tây giáp Sông Mã

Thôn 7

65,38

175

586

Phía Bắc giáp Thôn 8; phía Nam giáp xã Nĩnh Khang; phía Đông giáp xã Vĩnh Hòa; phía Tây giáp thôn 5.

Thôn 8

61,70

139

452

phía Bắc giáp xã Vĩnh Phúc; phía Nam giáp thôn 7; phía Đông giáp sông bưởi; phía Tây giáp khu phố 3

Toàn thị trấn

540,94

2.508

8126

Phần II
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

I. SỰ CẦN THIẾT

Trong những năm qua, hoạt động của thôn, khu phố trên địa bàn thị trấn đã đạt được những kết quả tích cực, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Cấp uỷ đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp trên được triển khai thực hiện kịp thời, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân cư, đảm bảo ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường tại địa phương.

Trước khi sáp nhập theo tinh thần Nghị quyết 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đối với thị trấn Vĩnh Lộc cũ có 03 khu phố, với tên gọi là: khu phố 1, khu phố 2, khu phố 3 và duy trì tên gọi này từ khi hình thành cho đến nay. Đối với xã Vĩnh Thành cũ, có 08 thôn. Năm 2017, thực hiện Đề án sáp nhập thôn theo Quyết định số 3507/QĐ-UBND ngày 18/9/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa, xã Vĩnh Thành cũ còn 07 thôn, với tên gọi là: thôn 1 ( còn gọi là thôn Thành Nhân), thôn 2 ( còn gọi là thôn Nhân Lộ), thôn 3 ( còn gọi là thôn Thành Long, hay làng Cao Mật), thôn 4 ( còn gọi là thôn Thành Công, hay làng Giáng), thôn 5 ( còn gọi là thôn Hà Lương), thôn 7 ( còn gọi là thôn Phụng Công), thôn 8 ( còn gọi là thôn Đún Sơn).

Từ thực tế nói trên, việc đổi tên thôn, khu phố là phù hợp với thực tiễn tại địa phương nhằm xây dựng và phát huy những giá trị văn hóa mang tính đặc trưng của từng thôn, khu phố; đồng thời thống nhất về tên gọi đối với thôn, khu phố trên địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc.

II. CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

2. Căn cứ Nghị quyết 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa;

3. Căn cứ Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ Nội vụ về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố”;

4. Căn cứ Thông tư số 01/2019/VBHN-BNV ngày 16/4/2019 của Bộ Nội vụ về việc “ Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, khu phố”.

5. Căn cứ Công văn số 273/UBND-NV ngày 03/3/2020 của UBND huyện Vĩnh Lộc về việc hướng dẫn chuyển tên; đổi tên thôn, khu phố.

Phần III
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN ĐỔI TÊN THÔN, KHU PHỐ

THỊ TRẤN VĨNH LỘC

1. Không thực hiện đổi tên đối với 03 khu phố:

- Giữ nguyên tên đối với khu phố 1, khu phố 2, khu phố 3 như hiện nay.

2. Đổi tên thôn đối với 07 thôn sau:

2.1. Đổi tên thôn 1 thành khu phố Thành Nhân.

- Lý do đổi tên: trước đây, Thôn 1 hay còn gọi là làng Quảng Nhân, hay làng Thành Nhân. Làng Quảng Nhân tên gọi lúc đầu là làng Ấp. Ấp ở đây với nghĩa làng xóm do một nhóm người khai khẩn đất hoang mà lập nên. Từ đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn đã có những cố gắng nhất định để phục hồi các làng, xã cũ, mở thêm các làng mới, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức khác nhau; triều Nguyễn còn lập vành đai trung du những đồn lính gọi là đồn Sơn Phòng. Các cư dân đã đến xung quanh khu vực đồn Sơn Phòng khai phá đất đai, lập nhà cửa, do đó nhiều đồn Sơn Phòng đã trở thành làng, trong đó có làng Ấp, nay là làng Quảng Nhân. Năm 1960, làng Quảng Nhân thành lập hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp, đặt tên là hợp tác xã Thành Nhân. Khi thành lập Hợp tác xã toàn xã làng Quảng Nhân được gọi là đội 1. Hiện nay, cả làng Quảng Nhân cộng với địa dư của 52 hộ công giáo họ Phúc Chỉ được gọi là thôn 1.

- Tên của thôn 1 sau khi đổi: Khu phố Thành Nhân

2.2. Đổi tên thôn 2 thành khu phố Nhân Lộ.

- Lý do đổi tên: làng Nhân Lộ tên khởi đầu là làng Giò. Tên làng Giò được lưu truyền đến ngày nay. Làng Giò xưa kia cũng là nơi hoang vu, rậm rạp đã được những cư dân đến trước khai phá rồi lập nên làng xóm. …nhưng làng Giò hình thành từ thời nào hiện vẫn chưa chứng minh được và sau này gọi là làng Nhân Lộ. Làng Nhân Lộ hiện nay có 52 hộ thuộc họ giáo Phúc Chỉ được chuyển về làng Quảng Nhân để lập ra thôn 1, số hộ còn lại của Nhân Lộ được thành lập một thôn, gọi là thôn 2.

- Tên của thôn 2 sau khi đổi: Khu phố Nhân Lộ

2.3. Đổi tên thôn 3 thành khu phố Cao Mật

- Lý do đổi tên: Làng Cao Mật tên nôm là làng Giáng. Đến thế kỷ XV có tên chữ là Cao Mật. Hiện nay, thôn 3 và thôn 4 đều nằm trong làng Cao Mật ( làng Giáng) xưa. Vì vậy, thôn 3 đổi tên thành khu phố Cao Mật.

- Tên của thôn 3 sau khi đổi: Khu phố Cao Mật.

2.4. Đổi tên thôn 4 thành khu phố Giáng.

- Lý do đổi tên: Xưa kia nơi đây là một bãi cây giáng, loại cây mộc thuộc họ với cây vả, cây sung dễ khai phá. Những người đầu tiên đến nay khai phá lập nên làng xóm gọi là làng Giáng. Vì vậy, thôn 4 đổi tên thành khu phố Giáng.

- Tên của thôn 4 sau khi đổi: Khu phố Giáng

2.5. Đổi tên thôn 5 thành khu phố Hà Lương.

- Lý do đổi tên: Làng Hà Lương buổi đầu gọi là ấp A Lãng, rồi Lương Hà, Hà Lưỡng, Hà Lãng…Sau cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống đế quốc Mông Cổ giành thắng lợi; tết Nguyên đán Mậu Ngọ (năm 1258), vua Trần Thái Tông phong thưởng cho các tướng soái có công, đứng đầu là tướng Lê Tần và Hà Bổng. Cũng năm này, Lê Tần đổi thành Lê Phụ Trần. Lê Phụ Trần được vua phong thái ấp ở Hà Lương đã đưa dòng họ đến khẩn hoang, phát triển kinh tế và lập làng, tính đến nay đã là hơn 700 năm. Năm 1955, Hà Lương gọi là xóm Thành Khang, rồi khi thành lập hợp tác xã toàn xã gọi theo đội sản xuất là đội 8. Hiện nay, làng Hà Lương được gọi là thôn 5.

- Tên của thôn 5 sau khi đổi: Khu phố Hà Lương

2.6. Đổi tên thôn 7 thành khu phố Phụng Công.

- Lý do đổi tên: Làng Phụng Công, chính tên là Phượng Công, vì có đỉnh núi ở đầu làng như đầu con chim Phượng, chân núi xòe ra ở cuối làng như đuôi con chim Công, nên có tên là Phượng Công. Vì “Phượng” cũng là “Phụng” nên dân gọi ra là Phụng Công và gọi tắt là làng Công. Hiện nay, làng Phụng Công được gọi là thôn 7.

- Tên của thôn 7 sau khi đổi: Khu phố Phụng Công.

2.7. Đổi tên thôn 8 thành khu phố Đốn Sơn.

- Lý do đổi tên: Với chủ trương chuyển dân cư ra khu vực chân núi Đún (Đốn Sơn) nhằm mục đích cho nhân dân phát triển kinh tế vườn đồi, có điều kiện đi lại làm đồng thuận lợi và giải quyết được đất ở cho nhân dân. Từ năm 1981, các gia đình bắt đầu chuyển cư ra khu vực chân núi Đún định cư, lập nghiệp và lập nên làng xóm như ngày nay, với tên gọi là làng Mới. Làng Mới dưới chân núi Đún hiện nay được gọi là thôn 8, hay còn gọi là thôn Đốn Sơn.

- Tên của thôn 8 sau khi đổi: Khu phố Đốn Sơn.

Phần thứ IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức lấy ý kiến về việc đổi tên thôn:

- Hình thức lấy ý kiến: Tổ chức lấy ý kiến cử tri ( Hộ gia đình).

- Thời gian tổ chức: Từ ngày 05 tháng 5 năm 2020 đến ngày 10 tháng 5 năm 2020

- Cử tri tham gia lấy ý kiến: là cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự và hiện đang cư trú thường xuyên ở thôn (thường trú hoặc tạm trú từ 06 tháng trở lên).

2. Phân công nhiệm vụ:

2.1. Văn phòng UBND

Tham mưu cho UBND, Chủ tịch UBND thị trấn xây dựng Phương án, báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy;

Tham mưu cho UBND hoàn thiện hồ sơ trình HĐND thị trấn thông qua Phương án đổi tên thôn (sau khi tổ chức lấy ý kiến tại thôn) và trình UBND huyện Vĩnh Lộc ( sau khi có Nghị quyết HĐND thị trấn) theo quy định.

2.2. Văn hóa – Xã hội

Tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống truyền thanh thị trấn những nội dung cơ bản của Thông tư số 01/2019/VBHN-BNV ngày 16/4/2019 của Bộ Nội vụ về việc “ Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, khu phố” và Phương án đổi tên thôn của UBND thị trấn Vĩnh Lộc.

2.3. Công an thị trấn:

Chủ trì phối hợp với Ban chỉ huy quân sự thị trấn xây dựng kế hoạch, phương án triển khai lực lượng giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an toàn cho hội nghị tổ chức lấy ý kiến tại các thôn trên địa bàn thị trấn.

2.4. Trưởng các thôn:

Phối hợp với Ban công tác MT và các đoàn thể thôn tổ chức tuyên truyền, vận động cử tri tham gia hội nghị lấy ý kiến về phương án đổi tên thôn đông đủ, đúng thành phần, đảm bảo chất lượng, hiệu quả hội nghị.

Chủ trì tổ chức lấy ý kiến của cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn về phương án đổi tên thôn

Tổng hợp các ý kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến, báo cáo về UBND thị trấn (qua văn phòng UBND) chậm nhất ngày10./5/2020.

2.5. Các ban, ngành, bộ phận liên quan:

Tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong đoàn viên, hội viên và nhân dân về chủ trương, cũng như mục đích, ý nghĩa của việc lấy ý kiến về phương án đổi tên thôn thành khu phố, nhằm nâng cao nhận thức để tích cực tham gia.

Nơi nhận:
- Thường trực Đảng ủy;

- Đại biểu HĐND thị trấn;

- Các thành viên UBND thị trấn;

- Chủ tịch UB MTTQ, trưởng các đoàn thể;

- Trưởng các thôn, khu phố;
- Lưu: VP.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Văn Truy

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC