Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
217563

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Ngày 18/09/2020 14:18:37

UỶ BAN NHÂN DÂN

THỊ TRẤN VĨNH LỘC

Số: 76 /CTr - UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Thị trấn Vĩnh Lộc, ngày 29 tháng 5 năm 2020

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc

lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/ĐU ngày 25 tháng 3 năm 2020 của Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc. Để tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020-2025. Ủy ban nhân dân thị trấn xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích.

Tạo ra sự thống nhất của các ngành trong việc quán triệt và triển khai cụ thể hoá những nội dung của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn lần thứ nhất; nâng cao năng lực điều hành, quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Quyết tâm thực hiện tốt mục tiêu chung nhiệm kỳ 2020-2025: huy động cao nhất các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của địa phương để phát triển nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện xây dựng thị trấn Vĩnh Lộc đạt thị trấn kiểu mẫu trước năm 2025.

2. Yêu cầu.

Cụ thể hóa các định hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn lần thứ nhất đã đề ra và theo lộ trình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025; xây dựng các quy hoạch, kế hoạch hàng năm và xuyên suốt cả nhiệm kỳ.

Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình trọng tâm, trọng điểm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Kịp thời cụ thể hóa các đường lối, chủ trương chính sách vào điều kiện cụ thể của thị trấn để phát triển kinh tế, gắn với phát triển xã hội, giữ vững ổn định tình hình chính trị.

Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính; nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Về phát triển kinh tế:

- Thu nhập bình quân đầu người/năm đến năm 2025: 75 triệu đồng/ người/năm

- Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025: 15 ha trở lên.

- Sản lượng lương thực bình quân hàng năm: 1.871 tấn trở lên;

- Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chủ yếu năm 2025:

+ Cây lúa: diện tích 320ha; năng suất đạt 65 tạ/ ha/ vụ; sản lượng đạt 2.080 tấn;

+ Cây ngô: diện tích 20,5ha; năng suất đạt 50 tạ/ ha/ vụ; sản lượng đạt 102,5 tấn;

- Tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2025: gia súc, đạt 1.100 con; gia cầm đạt 4.600 con trở lên.

- Sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản năm 2025: 40 tấn.

- Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn đến năm 2025: 80 doanh nghiệp.

- Tỷ lệ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm: 15 %.

- Tỷ lệ đường giao thông trên địa bàn ( không tính quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện) được cứng hóa đến năm 2025: duy trì 100%.

2. Về văn hóa – xã hội

- Tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm: 1% trở xuống.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi được tiêm phòng hàng năm đạt 100%.

- Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2025: Không còn hộ nghèo.

- Tỷ lệ hộ cận nghèo đến năm 2025: giảm còn 1%.

- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên tổng dân số năm 2025: 97,5%.

- Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt chuẩn của Bộ Xây dựng đến năm 2025: 99%.

- Tỷ lệ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa năm 2025: 98,5%; đạt gia đình kiểu mẫu: 95% trở lên.

- Tỷ lệ thôn, khu phố đạt tiêu chí kiểu mẫu theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2025: 10/10 khu phố, thôn, đạt 100%.

- Thực hiện đặt tên cho một số tuyến đường chính, đánh số nhà và đổi tên thôn thành khu phố: đạt 100%.

3. Về môi trường

- Tỷ lệ che phủ rừng năm 2025: đạt 100%

- Tỷ lệ dân số được dùng nước hợp vệ sinh năm 2025: 100%; trong đó tỷ lệ dân số được dùng nước sạch: 99%.

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý năm 2025: 99,2%.

3. Đảm bảo về an ninh trật tự

- Tỷ lệ khu dân cư đạt tiêu chuẩn an toàn về ANTT năm 2025, đạt 100%.

III. XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CỤ THỂ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TRÊN TỪNG LĨNH VỰC:

1. Về phát triển kinh tế:

1.1. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án và các cơ chế, chính sách của nhà nước để phát triển vùng sản xuất rau - củ - quả an toàn ứng dụng công nghệ cao; Rà soát, quy hoạch, chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang tích tụ ruộng đất gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, phấn đấu đến năm 2025 tích tụ được 15 ha trở lên; trong đó: năm 2020, phấn đấu 2,0 ha tại khu vực Đồng Trổ cao, với mô hình Rau - Củ - Quả. Năm 2021, phấn đấu 2,5 ha tại khu vực Đường Ngang, Ao Hưu thấp, với mô hình Cá – Rau và Lúa – Cá. Năm 2022, phấn đấu 1,0 ha tại khu vực Ba Gò, với mô hình Cây ăn quả. Năm 2023, phấn đấu 4, ha tại khu vực Cửa Đún, với mô hình Cây ăn quả. Năm 2024, phấn đấu 4,5 ha tại khu vực Đồng má, với mô hình Lúa năng xuất cao. Năm 2025, phấn đấu 1,0 ha tại khu vực Vườn Hồng, với mô hình Rau – Củ - Quả.

Tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất; ưu tiên nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng để phục vụ công tác sản xuất nông nghiệp; phấn đấu đến năm 2025 nâng cấp, sửa chữa, làm mới 2,3 km dài đường nội đồng và 1,0 km dài kênh mương (cụ thể: năm 2020: 400m đường và 400m kênh mương, tại khu vực Cao san + vùng 2; năm 2021: 600m kênh mương, tại khu vực Đám Bón; năm 2022: 300m đường, tại khu vực Đồng trước làng; năm 2024: 700m đường, tại khu vực Vùng 3, 4 và Ao Vương. Năm 2025: 700m đường, tại khu vực Khu Lai, Đồng Má).

Tiếp tục phát triển chăn nuôi tổng hợp theo hướng có quy hoạch, sắp xếp hợp lý; định hướng phát triển chăn nuôi đàn gia súc tại thôn 7, trang trại lợn tại thôn 8; động viên khuyến khích phát triển các vật nuôi có tính ổn định và hiệu quả. Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản ở các ao, hồ, cá lồng trên sông. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức thuê, thầu, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả để phát triển nuôi trồng thủy sản. Phát triển chăn nuôi đi đôi với đảm bảo công tác phòng dịch, bảo vệ môi sinh, cảnh quan môi trường sinh thái.

Tập trung phát triển, nâng hạng sản phẩm OCOP đối với sản phẩm được chế biến từ nông sản là Chè Lam phủ Quảng và Rượu Sâm Báo đã đạt tiêu chuẩn 3 sao. Phấn đấu đến năm 2023 đạt tiêu chuẩn 4 sao, đến năm 2025 đạt tiêu chuẩn 5 sao. Khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất phát triển, thành hợp tác xã để mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thương hiệu sản phẩm.

Thành lập tổ hợp tác, Hợp tác xã nhằm thực hiện liên kết, liên doanh trong sản xuất trồng hoa, cây cảnh hướng tới vừa sản xuất cho giá trị kinh tế cao gắn với phát triển theo hướng dịch vụ du lịch trong cụm: Đền Trần Khát Chân - Chùa Tường Vân ( Chùa Giáng) - Đàn tế Nam giao - Thành nhà Hồ; phấn đấu đến năm 2022, thành lập 01 Tổ hợp tác liên kết sản xuất tại vùng trồng hoa, cây cảnh.

1.2. Đối với công nghiệp:

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân hình thành các tổ, nhóm để phát triển một số mặt hàng tiểu thủ công nghiệp như: nhận gia công đan lát, may mặc, cơ khí chế tạo ... với quy mô, cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng.

Tiếp tục động viên phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp theo hướng mở rộng quy mô và đa dạng loại hình, chú trọng các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh như vật liệu xây dựng, mộc dân dụng, trang trí nội thất.

Phối hợp với các trung tâm đào tạo nghề để tổ chức đào tạo nghề cho lao động tại địa phương.

1.3. Đối với thương mại - dịch vụ:

Quan tâm phát triển các ngành kinh doanh, dịch vụ như: tài chính, bất động sản, du lịch, vận tải hành khách, chăm sóc sức khỏe ...nhằm bảo đảm nhịp độ tăng trưởng cao, phát triển toàn diện và bền vững cho thị trấn.

Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, chú trọng về quy mô và loại hình hoạt động dịch vụ thương mại tập trung ở khu vực trung tâm thị trấn, tạo điều kiện giao lưu trao đổi hàng hóa góp phần tạo thêm giá trị dịch vụ cho địa phương.

Tiếp tục nâng cao chất lượng, mở rộng các loại hình hoạt động trong HTX nông nghiệp, đặt biệt chú trọng vào các loại hình dịch vụ như: bảo vệ thực vật, phân bón, giống cây trồng, tiêu thụ nông sản phẩm...

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng để khai thác có hiệu quả dịch vụ tham quan di tích lịch sử cụm: Đền Trần Khát Chân - Chùa Tường Vân ( Chùa Giáng) - Đàn tế Nam giao - Thành nhà Hồ; Gắn phát triển dịch vụ với bảo vệ môi trường, làm cho dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị trấn, góp phần xây dựng thị trấn Vĩnh Lộc đạt tiêu chí kiểu mẫu.

1.4. Hoạt động tài chính, tín dụng:

Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật thuế của các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn thị trấn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đôn đốc thực hiện nghĩa vụ, chính sách thuế đúng, đủ đặc biệt là các khoản nợ đọng thuế, nhằm phát triển nguồn thu;

Tích cực khai thác các nguồn thu từ quỹ đất công ích, thu khác ngân sách bổ sung vốn cho ngân sách địa phương;

Thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng đất đai, phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức việc đấu giá quyền sử dụng đất có hiệu quả;

Phấn đấu tỷ lệ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 15 % trở lên so với dự toán huyện giao; nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ vay vốn ngân hàng, đáp ứng vốn vay, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

2. Đối với xây dựng, phát triển đô thị, khu dân cư:

Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đô thị theo quy hoạch được duyệt, có kiến trúc hài hòa, đúng tiêu chuẩn xây dựng (phấn đấu đến năm 2025, đạt 99% hộ gia đình có nhà ở đạt chuẩn) kết hợp với việc vận động nhân dân nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong xây dựng; thực hiện rà soát và đề xuất điều chỉnh quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực hợp pháp tại địa phương thực hiện tốt chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc đầu tư nâng cấp, duy tu, làm mới các tuyến đường giao thông đã xuống cấp (như: Dọc Tranh, Đại La, trục đường từ ngã tư Hà Lương đi thôn 7, đường trục thôn 3, khu 2 và khu 3), mương tiêu nước khu dân cư gắn với chỉnh trang đô thị. Năm 2020, triển khai thực hiện xong việc đổi tên thôn thành khu phố (7/7 thôn, đạt 100%); năm 2023, tiến hành khảo sát, đánh số nhà trên toàn địa bàn thị trấn; năm 2024, thực hiện đặt tên cho một số tuyến đường chính.

Tăng cường xây dựng các thiết chế văn hóa; Tranh thủ sự hỗ trợ nguồn vốn của nhà nước và huy động mọi nguồn lực để đầu tư các công trình trọng điểm như: xây mới trường Tiểu học, THCS Vĩnh Thành; đầu tư các cơ sở vật chất trong trường học, trạm y tế; xây dựng mới 2 nhà văn hóa thôn 4 và thôn 5, nâng cấp cải tạo các nhà văn hóa xuống cấp...

Tăng cường quản lý trật tự đô thị, thường xuyên chấn chỉnh, xử lý nhằm hạn chế mức thấp nhất tình trạng lấn chiếm lòng lề đường để kinh doanh, tập kết vật liệu làm ảnh hưởng giao thông và cảnh quan trong đô thị. Chú trọng việc phân loại rác thải tại nguồn, kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời, triệt để các tụ điểm gây ô nhiễm môi trường (nếu có). Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn đạt 99%.

Chỉ đạo các thôn phối hợp với Ủy ban MTTQ, các tổ chức đoàn thể tiếp tục phát huy mô hình “trồng hoa thay cỏ dại” , “ tuyến đường tự quản” trên địa bàn; đặc biệt các tuyến dọc bờ đê Sông Mã, nhằm đảm bảo xanh - sạch - đẹp các tuyến đê, tạo điểm nhấn trong chỉnh trang đô thị.

3. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục-đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao nhằm phát triển văn hóa-xã hội tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương.

3.1. Văn hóa - thông tin, thể dục thể thao và công tác Lễ hội:

Phối hợp và tăng cường công tác viết tin, bài phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như nhiệm vụ của địa phương.

Tiếp tục phát động, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao gắn với phong trào rèn luyện sức khỏe phù hợp với mọi lứa tuổi; phấn đấu mỗi năm thành lập mới 01 câu lạc bộ TDTT tại các thôn, khu phố. Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa các hoạt động văn hóa thể thao, trang thiết bị luyện tập thể dục, thể thao tại cộng đồng, tạo điều kiện để nhân dân tham gia tập luyện. Phấn đấu, đến năm 2025: tỷ lệ người dân tập luyện TDTT thường xuyên đạt 60% ( cụ thể: năm 2020, đạt 56,9%; năm 2021, đạt 57,5%; năm 2022, đạt 58%; năm 2023, đạt 58,6%; năm 2024, đạt 59,1%; năm 2025, đạt 60%); tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn gia đình thể thao, đạt 50% (cụ thể: năm 2020, đạt 47,9%; năm 2021, đạt 48,2%; năm 2022, đạt 48,6%; năm 2023, đạt 49%; năm 2024, đạt 49,5%; năm 2025, đạt 50% ).

Duy trì và phát triển các lễ hội văn hóa truyền thống Bơi thuyền Sông Mã gắn với hoạt động phát triển ngành du lịch trong cụm di tích lịch sử “Đền Trần Khát Chân - Chùa Tường Vân ( Chùa Giáng) - Đàn tế Nam Giao - Thành nhà Hồ” nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội và phục vụ đời sống tâm linh của nhân dân và du khách thập phương.

3.2. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, nhằm huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục:

Đổi mới cơ chế quản lý, phương pháp giáo dục theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, kiên quyết ngăn chặn tiêu cực trong giáo dục, tăng cường trang thiết bị dạy và học theo chương trình đổi mới giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Đề cao đạo đức, trách nhiệm, chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo; phát huy sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường kỷ cương, nề nếp, ngăn chặn có hiệu quả các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường. Quan tâm, đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho trường Mầm non thị trấn đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và từng bước xây dựng trường Tiểu học thị trấn, trường THCS Vĩnh Thành đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, phấn đấu được đánh giá về kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 và công nhận lại trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I.

Khuyến khích và đề cao truyền thống gia đình hiếu học; thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

3.3. Phát triển Y tế

Tiếp tục quan tâm chăm lo đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; duy trì kết quả trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế; phấn đấu trạm y tế có từ 2 bác sỹ trở lên.

Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe; tích cực phòng chống và khống chế có hiệu quả các loại dịch bệnh trong cộng đồng dân cư; nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Nâng cao chất lượng công tác dân số, gia đình và trẻ em, xây dựng thị trấn đạt chuẩn phù hợp với trẻ em, thực hiện tốt chiến lược gia đình, phòng chống bạo lực trong gia đình, phòng chống sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào gia đình. Đẩy mạnh truyền thông dân số và sức khỏe sinh sản gắn với củng cố mạng lưới cộng tác viên; phấn đấu tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm đạt 1% trở xuống, hạn chế thấp nhất tình trạng sinh con thứ 3 trở lên; 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đủ các loại vắc xin.

Vận động nhân dân tích cực tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, phấn đấu đến năm 2025, người dân tham gia bảo hiểm y tế cơ bản đạt 97,5%. ( cụ thể: năm 2020, đạt 94,5%; năm 2021, đạt 95%; năm 2022, đạt 96%; năm 2023, đạt 96,5%; năm 2024, đạt 97%; năm 2025, đạt 97,5%)

3.4. Nâng cao chất lượng đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện mọi mặt đời sống cho nhân dân; triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững:

Cùng với thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước, phát huy tích cực các phong trào vận động đền ơn, đáp nghĩa trong xã hội, đảm bảo chăm lo đời sống cho các gia đình chính sách có mức sống ngang bằng với mức sống trung bình của nhân dân; tăng cường công tác quản lý, đảm bảo thực hiện đúng quy định, kịp thời không để xảy ra trường hợp sai sót, trùng lập.

Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện chương trình giảm nghèo theo hướng phát huy nội lực của cả hệ thống chính trị, triển khai có hiệu quả các chương trình, giải pháp giảm nghèo, hỗ trợ người nghèo, hộ cận nghèo vươn lên trong cuộc sống; Chỉ đạo các thôn, khu phố phối hợp với các đoàn thể giúp đỡ, hỗ trợ hộ nghèo, đồng hành cùng hộ nghèo, hộ cận nghèo có kế hoạch, biện pháp giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo bền vững.

Rà soát kết nối nhu cầu lao động của các công ty, doanh nghiệp và nhu cầu việc làm của người lao động trên địa bàn, nhất là đối với người lao động thuộc các hộ trong diện nghèo, cận nghèo tạo việc làm và tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân. Phấn đấu đến cuối năm 2025 trên địa bàn không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo còn 1%. ( cụ thể: năm 2020, giảm 14 hộ nghèo, 36 hộ cận nghèo; năm 2021, giảm 1 hộ nghèo, 2 hộ cận nghèo; năm 2022, giảm 1 hộ nghèo, hộ cận nghèo; năm 2023, giảm 2 hộ nghèo, 3 hộ cận nghèo; năm 2024, giảm 1 hộ nghèo, 3 hộ cận nghèo).

3.5. Tiếp tục triển khai có hiệu quả phong trào «Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóakhu dân cư».

Làm tốt công tác vận động quần chúng, công tác tôn giáo, công tác dân tộc theo chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa trong việc cưới, tang, lễ hội theo tinh thần Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 09/02/2018 của Thủ tướng chính phủ; Nâng cao chất lượng Công dân kiểu mẫu, Gia đình kiểu mẫu, khu phố kiểu mẫu; giữ vững danh hiệu thị trấn văn minh đô thị, tiến tới xây dựng thị trấn kiểu mẫu.

Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ hộ gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” đạt 98,5%; “Công dân kiểu mẫu” đạt 96%; “Gia đình kiểu mẫu” đạt 95% trở lên, (cụ thể: danh hiệu “Gia đình văn hóa”: năm 2020 đạt 96,7%; năm 2021 đạt 97%; năm 2022 đạt 97,3%; năm 2023 đạt 97,7%; năm 2024 đạt 98,1%; năm 2025 đạt 98,5%. Danh hiệu “Công dân kiểu mẫu”: năm 2020 đạt 91%; năm 2021 đạt 92,2%; năm 2022 đạt 93,2%; năm 2023 đạt 94,3%; năm 2024 đạt 95,2%; năm 2025 đạt 96%. Danh hiệu “ Gia đình kiểu mẫu”: năm 2020 đạt 89,3%; năm 2021 đạt 91,5%; năm 2022 đạt 92,7%; năm 2023 đạt 93,3%; năm 2024 đạt 94,2%; năm 2025 đạt 95%). Xây dựng “Khu dân cư văn hóa”, “Khu phố kiểu mẫu” đạt 100%.

4. Tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ vững ổn định chính trị.

4.1. Công tác Quốc phòng – Quân sự

Tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế và công tác quân sự địa phương; chú trọng công tác giáo dục chính trị và huấn luyện quân sự cơ bản, thiết thực, hiệu quả và an toàn cho lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên có tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, chủ động ứng phó với mọi tình huống trong tình hình mới. Phấn đấu hàng năm, kết quả huấn luyện 100% đạt yêu cầu, trong đó 75% đạt khá giỏi trở lên, không có cán bộ chiến sĩ vi phạm pháp luật; chỉ tiêu công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ đạt chỉ tiêu cấp trên giao;

Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cá ngành liên quan thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, chú trọng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.

Thường xuyên kiện toàn Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn- cứu hộ. Điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh phương án PCTT-TKCN và đảm bảo cả về số lượng, chất lượng vật tư phòng chống thiên tai theo chỉ tiêu cấp trên giao, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra.

4.2. Công tác An ninh

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; duy trì thường xuyên và có chiều sâu phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, huy động sức mạnh của hệ thống chính trị, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các địa bàn giáp ranh trong chuyển hóa địa bàn, tụ điểm phức tạp trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; Thường xuyên rà soát, đưa vào theo dõi, quản lý chặt chẽ các đối tượng tù tha, đối tượng tham gia các ổ nhóm tội phạm và các đối tượng có dấu hiệu hoạt động gây thương tích, cho vay nặng lãi, đòi nợ, siết nợ để gọi hỏi, răn đe, cảm hóa và có biện pháp đấu tranh, xử lý; tiến tới xây dựng môi trường xã hội vững mạnh, không có tệ nạn xã hội.

Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về giao thông trong nhân dân; phối hợp các cơ quan chức năng xử lý triệt để, không để xảy ra tình trạng tụ tập gây rối trật tự công cộng, đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn thị trấn.

Tiếp tục rà soát nhân, hộ khẩu trên địa bàn để thu thập, điều chỉnh, khôi phục dữ liệu thông tin dân cư dựa trên các quy định của pháp luật về dân cư,, đặc biệt sau khi sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị quyết 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 và việc đổi tên thôn thành khu phố, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong quá trình giao dịch và sinh hoạt.

Xây dựng lực lượng cán bộ, chiến sỹ Công an trong sạch, vững mạnh chính trị tư tưởng, nắm chắc quy trình, nghiệp vụ cơ bản, gắn bó mật thiết với nhân dân đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện nhiệm vụ; thường xuyên kiện toàn, củng cố và phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng công an, Tổ ANTT, Tổ ANXH.

5. Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, thực hiện cải cách hành chính, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế XHCN, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Nâng cao chất lượng hoạt động của UBND, nhằm xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực; tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng, phẩm chất chính trị, ý thức trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình hành động.

Thực hiện có hiệu quả chủ trương cải cách hành chính: đơn giản hóa các thủ tục hành chính; thực hiện tốt cơ chế «một cửa, một cửa liên thông »; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa nền hành chính.

Chấp hành nghiêm chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để tham nhũng, tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu.

6. Công tác phối hợp với ủy ban MTTQ, trưởng các đoàn thể trong công tác thông tin tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, đoàn thể, nhân dân nâng cao hiệu quả hoạt động, làm tốt công tác dân vận.

Củng cố hệ thống tổ chức và hoạt động công tác thông tin, tuyên truyền. Đưa hoạt động của Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật vào hoạt động có hiệu quả;

Tăng cường thông tin việc triển khai thực hiện và kết quả thực hiện công việc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức thông tin chuyên đề về các lĩnh vực chủ yếu: nông nghiệp, công nghiệp, khoa học công nghệ, du lịch và dịch vụ…

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn nhiệm kỳ 2020-2025 và Chương trình hành động này, các ngành, bộ phận, công chức chuyên môn tập trung hoàn thiện chương trình hành động của từng bộ phận thuộc lĩnh vực mình phụ trách; tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trong Chương trình hành động của UBND thị trấn; tổ chức đánh giá kết quả hàng năm, đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình cụ thể và báo cáo UBND thị trấn kết quả thực hiện.

2. Hàng năm tổ chức sơ kết việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu chương trình đã đề ra.

3. Giao Văn phòng UBND thị trấn theo dõi, đôn đốc tình hình thực hiện Chương trình hành động này, định kỳ tổng hợp báo cáo UBND, Chủ tịch UBND thị trấn Vĩnh Lộc để tiếp tục chỉ đạo thực hiện./.

Nơi nhận:

- BTV Đảng ủy ( b/c);

- HĐND, UBND thị trấn(b/c);

- Các ngành, cán bộ công chức (t/hiện);

- Trưởng thôn, khu phố ( t/hiện);

- Lưu VP.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(đã ký)

Nguyễn Văn Truy

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Đăng lúc: 18/09/2020 14:18:37 (GMT+7)

UỶ BAN NHÂN DÂN

THỊ TRẤN VĨNH LỘC

Số: 76 /CTr - UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Thị trấn Vĩnh Lộc, ngày 29 tháng 5 năm 2020

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc

lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/ĐU ngày 25 tháng 3 năm 2020 của Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc. Để tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020-2025. Ủy ban nhân dân thị trấn xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích.

Tạo ra sự thống nhất của các ngành trong việc quán triệt và triển khai cụ thể hoá những nội dung của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn lần thứ nhất; nâng cao năng lực điều hành, quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Quyết tâm thực hiện tốt mục tiêu chung nhiệm kỳ 2020-2025: huy động cao nhất các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của địa phương để phát triển nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện xây dựng thị trấn Vĩnh Lộc đạt thị trấn kiểu mẫu trước năm 2025.

2. Yêu cầu.

Cụ thể hóa các định hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn lần thứ nhất đã đề ra và theo lộ trình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025; xây dựng các quy hoạch, kế hoạch hàng năm và xuyên suốt cả nhiệm kỳ.

Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình trọng tâm, trọng điểm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Kịp thời cụ thể hóa các đường lối, chủ trương chính sách vào điều kiện cụ thể của thị trấn để phát triển kinh tế, gắn với phát triển xã hội, giữ vững ổn định tình hình chính trị.

Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính; nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Về phát triển kinh tế:

- Thu nhập bình quân đầu người/năm đến năm 2025: 75 triệu đồng/ người/năm

- Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025: 15 ha trở lên.

- Sản lượng lương thực bình quân hàng năm: 1.871 tấn trở lên;

- Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chủ yếu năm 2025:

+ Cây lúa: diện tích 320ha; năng suất đạt 65 tạ/ ha/ vụ; sản lượng đạt 2.080 tấn;

+ Cây ngô: diện tích 20,5ha; năng suất đạt 50 tạ/ ha/ vụ; sản lượng đạt 102,5 tấn;

- Tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2025: gia súc, đạt 1.100 con; gia cầm đạt 4.600 con trở lên.

- Sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản năm 2025: 40 tấn.

- Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn đến năm 2025: 80 doanh nghiệp.

- Tỷ lệ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm: 15 %.

- Tỷ lệ đường giao thông trên địa bàn ( không tính quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện) được cứng hóa đến năm 2025: duy trì 100%.

2. Về văn hóa – xã hội

- Tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm: 1% trở xuống.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi được tiêm phòng hàng năm đạt 100%.

- Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2025: Không còn hộ nghèo.

- Tỷ lệ hộ cận nghèo đến năm 2025: giảm còn 1%.

- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên tổng dân số năm 2025: 97,5%.

- Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt chuẩn của Bộ Xây dựng đến năm 2025: 99%.

- Tỷ lệ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa năm 2025: 98,5%; đạt gia đình kiểu mẫu: 95% trở lên.

- Tỷ lệ thôn, khu phố đạt tiêu chí kiểu mẫu theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2025: 10/10 khu phố, thôn, đạt 100%.

- Thực hiện đặt tên cho một số tuyến đường chính, đánh số nhà và đổi tên thôn thành khu phố: đạt 100%.

3. Về môi trường

- Tỷ lệ che phủ rừng năm 2025: đạt 100%

- Tỷ lệ dân số được dùng nước hợp vệ sinh năm 2025: 100%; trong đó tỷ lệ dân số được dùng nước sạch: 99%.

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý năm 2025: 99,2%.

3. Đảm bảo về an ninh trật tự

- Tỷ lệ khu dân cư đạt tiêu chuẩn an toàn về ANTT năm 2025, đạt 100%.

III. XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CỤ THỂ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TRÊN TỪNG LĨNH VỰC:

1. Về phát triển kinh tế:

1.1. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án và các cơ chế, chính sách của nhà nước để phát triển vùng sản xuất rau - củ - quả an toàn ứng dụng công nghệ cao; Rà soát, quy hoạch, chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang tích tụ ruộng đất gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, phấn đấu đến năm 2025 tích tụ được 15 ha trở lên; trong đó: năm 2020, phấn đấu 2,0 ha tại khu vực Đồng Trổ cao, với mô hình Rau - Củ - Quả. Năm 2021, phấn đấu 2,5 ha tại khu vực Đường Ngang, Ao Hưu thấp, với mô hình Cá – Rau và Lúa – Cá. Năm 2022, phấn đấu 1,0 ha tại khu vực Ba Gò, với mô hình Cây ăn quả. Năm 2023, phấn đấu 4, ha tại khu vực Cửa Đún, với mô hình Cây ăn quả. Năm 2024, phấn đấu 4,5 ha tại khu vực Đồng má, với mô hình Lúa năng xuất cao. Năm 2025, phấn đấu 1,0 ha tại khu vực Vườn Hồng, với mô hình Rau – Củ - Quả.

Tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất; ưu tiên nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng để phục vụ công tác sản xuất nông nghiệp; phấn đấu đến năm 2025 nâng cấp, sửa chữa, làm mới 2,3 km dài đường nội đồng và 1,0 km dài kênh mương (cụ thể: năm 2020: 400m đường và 400m kênh mương, tại khu vực Cao san + vùng 2; năm 2021: 600m kênh mương, tại khu vực Đám Bón; năm 2022: 300m đường, tại khu vực Đồng trước làng; năm 2024: 700m đường, tại khu vực Vùng 3, 4 và Ao Vương. Năm 2025: 700m đường, tại khu vực Khu Lai, Đồng Má).

Tiếp tục phát triển chăn nuôi tổng hợp theo hướng có quy hoạch, sắp xếp hợp lý; định hướng phát triển chăn nuôi đàn gia súc tại thôn 7, trang trại lợn tại thôn 8; động viên khuyến khích phát triển các vật nuôi có tính ổn định và hiệu quả. Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản ở các ao, hồ, cá lồng trên sông. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức thuê, thầu, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả để phát triển nuôi trồng thủy sản. Phát triển chăn nuôi đi đôi với đảm bảo công tác phòng dịch, bảo vệ môi sinh, cảnh quan môi trường sinh thái.

Tập trung phát triển, nâng hạng sản phẩm OCOP đối với sản phẩm được chế biến từ nông sản là Chè Lam phủ Quảng và Rượu Sâm Báo đã đạt tiêu chuẩn 3 sao. Phấn đấu đến năm 2023 đạt tiêu chuẩn 4 sao, đến năm 2025 đạt tiêu chuẩn 5 sao. Khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất phát triển, thành hợp tác xã để mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thương hiệu sản phẩm.

Thành lập tổ hợp tác, Hợp tác xã nhằm thực hiện liên kết, liên doanh trong sản xuất trồng hoa, cây cảnh hướng tới vừa sản xuất cho giá trị kinh tế cao gắn với phát triển theo hướng dịch vụ du lịch trong cụm: Đền Trần Khát Chân - Chùa Tường Vân ( Chùa Giáng) - Đàn tế Nam giao - Thành nhà Hồ; phấn đấu đến năm 2022, thành lập 01 Tổ hợp tác liên kết sản xuất tại vùng trồng hoa, cây cảnh.

1.2. Đối với công nghiệp:

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân hình thành các tổ, nhóm để phát triển một số mặt hàng tiểu thủ công nghiệp như: nhận gia công đan lát, may mặc, cơ khí chế tạo ... với quy mô, cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng.

Tiếp tục động viên phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp theo hướng mở rộng quy mô và đa dạng loại hình, chú trọng các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh như vật liệu xây dựng, mộc dân dụng, trang trí nội thất.

Phối hợp với các trung tâm đào tạo nghề để tổ chức đào tạo nghề cho lao động tại địa phương.

1.3. Đối với thương mại - dịch vụ:

Quan tâm phát triển các ngành kinh doanh, dịch vụ như: tài chính, bất động sản, du lịch, vận tải hành khách, chăm sóc sức khỏe ...nhằm bảo đảm nhịp độ tăng trưởng cao, phát triển toàn diện và bền vững cho thị trấn.

Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, chú trọng về quy mô và loại hình hoạt động dịch vụ thương mại tập trung ở khu vực trung tâm thị trấn, tạo điều kiện giao lưu trao đổi hàng hóa góp phần tạo thêm giá trị dịch vụ cho địa phương.

Tiếp tục nâng cao chất lượng, mở rộng các loại hình hoạt động trong HTX nông nghiệp, đặt biệt chú trọng vào các loại hình dịch vụ như: bảo vệ thực vật, phân bón, giống cây trồng, tiêu thụ nông sản phẩm...

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng để khai thác có hiệu quả dịch vụ tham quan di tích lịch sử cụm: Đền Trần Khát Chân - Chùa Tường Vân ( Chùa Giáng) - Đàn tế Nam giao - Thành nhà Hồ; Gắn phát triển dịch vụ với bảo vệ môi trường, làm cho dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị trấn, góp phần xây dựng thị trấn Vĩnh Lộc đạt tiêu chí kiểu mẫu.

1.4. Hoạt động tài chính, tín dụng:

Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật thuế của các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn thị trấn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đôn đốc thực hiện nghĩa vụ, chính sách thuế đúng, đủ đặc biệt là các khoản nợ đọng thuế, nhằm phát triển nguồn thu;

Tích cực khai thác các nguồn thu từ quỹ đất công ích, thu khác ngân sách bổ sung vốn cho ngân sách địa phương;

Thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng đất đai, phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức việc đấu giá quyền sử dụng đất có hiệu quả;

Phấn đấu tỷ lệ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 15 % trở lên so với dự toán huyện giao; nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ vay vốn ngân hàng, đáp ứng vốn vay, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

2. Đối với xây dựng, phát triển đô thị, khu dân cư:

Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đô thị theo quy hoạch được duyệt, có kiến trúc hài hòa, đúng tiêu chuẩn xây dựng (phấn đấu đến năm 2025, đạt 99% hộ gia đình có nhà ở đạt chuẩn) kết hợp với việc vận động nhân dân nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong xây dựng; thực hiện rà soát và đề xuất điều chỉnh quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực hợp pháp tại địa phương thực hiện tốt chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc đầu tư nâng cấp, duy tu, làm mới các tuyến đường giao thông đã xuống cấp (như: Dọc Tranh, Đại La, trục đường từ ngã tư Hà Lương đi thôn 7, đường trục thôn 3, khu 2 và khu 3), mương tiêu nước khu dân cư gắn với chỉnh trang đô thị. Năm 2020, triển khai thực hiện xong việc đổi tên thôn thành khu phố (7/7 thôn, đạt 100%); năm 2023, tiến hành khảo sát, đánh số nhà trên toàn địa bàn thị trấn; năm 2024, thực hiện đặt tên cho một số tuyến đường chính.

Tăng cường xây dựng các thiết chế văn hóa; Tranh thủ sự hỗ trợ nguồn vốn của nhà nước và huy động mọi nguồn lực để đầu tư các công trình trọng điểm như: xây mới trường Tiểu học, THCS Vĩnh Thành; đầu tư các cơ sở vật chất trong trường học, trạm y tế; xây dựng mới 2 nhà văn hóa thôn 4 và thôn 5, nâng cấp cải tạo các nhà văn hóa xuống cấp...

Tăng cường quản lý trật tự đô thị, thường xuyên chấn chỉnh, xử lý nhằm hạn chế mức thấp nhất tình trạng lấn chiếm lòng lề đường để kinh doanh, tập kết vật liệu làm ảnh hưởng giao thông và cảnh quan trong đô thị. Chú trọng việc phân loại rác thải tại nguồn, kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời, triệt để các tụ điểm gây ô nhiễm môi trường (nếu có). Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn đạt 99%.

Chỉ đạo các thôn phối hợp với Ủy ban MTTQ, các tổ chức đoàn thể tiếp tục phát huy mô hình “trồng hoa thay cỏ dại” , “ tuyến đường tự quản” trên địa bàn; đặc biệt các tuyến dọc bờ đê Sông Mã, nhằm đảm bảo xanh - sạch - đẹp các tuyến đê, tạo điểm nhấn trong chỉnh trang đô thị.

3. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục-đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao nhằm phát triển văn hóa-xã hội tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương.

3.1. Văn hóa - thông tin, thể dục thể thao và công tác Lễ hội:

Phối hợp và tăng cường công tác viết tin, bài phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như nhiệm vụ của địa phương.

Tiếp tục phát động, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao gắn với phong trào rèn luyện sức khỏe phù hợp với mọi lứa tuổi; phấn đấu mỗi năm thành lập mới 01 câu lạc bộ TDTT tại các thôn, khu phố. Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa các hoạt động văn hóa thể thao, trang thiết bị luyện tập thể dục, thể thao tại cộng đồng, tạo điều kiện để nhân dân tham gia tập luyện. Phấn đấu, đến năm 2025: tỷ lệ người dân tập luyện TDTT thường xuyên đạt 60% ( cụ thể: năm 2020, đạt 56,9%; năm 2021, đạt 57,5%; năm 2022, đạt 58%; năm 2023, đạt 58,6%; năm 2024, đạt 59,1%; năm 2025, đạt 60%); tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn gia đình thể thao, đạt 50% (cụ thể: năm 2020, đạt 47,9%; năm 2021, đạt 48,2%; năm 2022, đạt 48,6%; năm 2023, đạt 49%; năm 2024, đạt 49,5%; năm 2025, đạt 50% ).

Duy trì và phát triển các lễ hội văn hóa truyền thống Bơi thuyền Sông Mã gắn với hoạt động phát triển ngành du lịch trong cụm di tích lịch sử “Đền Trần Khát Chân - Chùa Tường Vân ( Chùa Giáng) - Đàn tế Nam Giao - Thành nhà Hồ” nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội và phục vụ đời sống tâm linh của nhân dân và du khách thập phương.

3.2. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, nhằm huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục:

Đổi mới cơ chế quản lý, phương pháp giáo dục theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, kiên quyết ngăn chặn tiêu cực trong giáo dục, tăng cường trang thiết bị dạy và học theo chương trình đổi mới giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Đề cao đạo đức, trách nhiệm, chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo; phát huy sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường kỷ cương, nề nếp, ngăn chặn có hiệu quả các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường. Quan tâm, đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho trường Mầm non thị trấn đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và từng bước xây dựng trường Tiểu học thị trấn, trường THCS Vĩnh Thành đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, phấn đấu được đánh giá về kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 và công nhận lại trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I.

Khuyến khích và đề cao truyền thống gia đình hiếu học; thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

3.3. Phát triển Y tế

Tiếp tục quan tâm chăm lo đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; duy trì kết quả trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế; phấn đấu trạm y tế có từ 2 bác sỹ trở lên.

Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe; tích cực phòng chống và khống chế có hiệu quả các loại dịch bệnh trong cộng đồng dân cư; nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Nâng cao chất lượng công tác dân số, gia đình và trẻ em, xây dựng thị trấn đạt chuẩn phù hợp với trẻ em, thực hiện tốt chiến lược gia đình, phòng chống bạo lực trong gia đình, phòng chống sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào gia đình. Đẩy mạnh truyền thông dân số và sức khỏe sinh sản gắn với củng cố mạng lưới cộng tác viên; phấn đấu tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm đạt 1% trở xuống, hạn chế thấp nhất tình trạng sinh con thứ 3 trở lên; 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đủ các loại vắc xin.

Vận động nhân dân tích cực tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, phấn đấu đến năm 2025, người dân tham gia bảo hiểm y tế cơ bản đạt 97,5%. ( cụ thể: năm 2020, đạt 94,5%; năm 2021, đạt 95%; năm 2022, đạt 96%; năm 2023, đạt 96,5%; năm 2024, đạt 97%; năm 2025, đạt 97,5%)

3.4. Nâng cao chất lượng đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện mọi mặt đời sống cho nhân dân; triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững:

Cùng với thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước, phát huy tích cực các phong trào vận động đền ơn, đáp nghĩa trong xã hội, đảm bảo chăm lo đời sống cho các gia đình chính sách có mức sống ngang bằng với mức sống trung bình của nhân dân; tăng cường công tác quản lý, đảm bảo thực hiện đúng quy định, kịp thời không để xảy ra trường hợp sai sót, trùng lập.

Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện chương trình giảm nghèo theo hướng phát huy nội lực của cả hệ thống chính trị, triển khai có hiệu quả các chương trình, giải pháp giảm nghèo, hỗ trợ người nghèo, hộ cận nghèo vươn lên trong cuộc sống; Chỉ đạo các thôn, khu phố phối hợp với các đoàn thể giúp đỡ, hỗ trợ hộ nghèo, đồng hành cùng hộ nghèo, hộ cận nghèo có kế hoạch, biện pháp giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo bền vững.

Rà soát kết nối nhu cầu lao động của các công ty, doanh nghiệp và nhu cầu việc làm của người lao động trên địa bàn, nhất là đối với người lao động thuộc các hộ trong diện nghèo, cận nghèo tạo việc làm và tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân. Phấn đấu đến cuối năm 2025 trên địa bàn không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo còn 1%. ( cụ thể: năm 2020, giảm 14 hộ nghèo, 36 hộ cận nghèo; năm 2021, giảm 1 hộ nghèo, 2 hộ cận nghèo; năm 2022, giảm 1 hộ nghèo, hộ cận nghèo; năm 2023, giảm 2 hộ nghèo, 3 hộ cận nghèo; năm 2024, giảm 1 hộ nghèo, 3 hộ cận nghèo).

3.5. Tiếp tục triển khai có hiệu quả phong trào «Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóakhu dân cư».

Làm tốt công tác vận động quần chúng, công tác tôn giáo, công tác dân tộc theo chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa trong việc cưới, tang, lễ hội theo tinh thần Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 09/02/2018 của Thủ tướng chính phủ; Nâng cao chất lượng Công dân kiểu mẫu, Gia đình kiểu mẫu, khu phố kiểu mẫu; giữ vững danh hiệu thị trấn văn minh đô thị, tiến tới xây dựng thị trấn kiểu mẫu.

Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ hộ gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” đạt 98,5%; “Công dân kiểu mẫu” đạt 96%; “Gia đình kiểu mẫu” đạt 95% trở lên, (cụ thể: danh hiệu “Gia đình văn hóa”: năm 2020 đạt 96,7%; năm 2021 đạt 97%; năm 2022 đạt 97,3%; năm 2023 đạt 97,7%; năm 2024 đạt 98,1%; năm 2025 đạt 98,5%. Danh hiệu “Công dân kiểu mẫu”: năm 2020 đạt 91%; năm 2021 đạt 92,2%; năm 2022 đạt 93,2%; năm 2023 đạt 94,3%; năm 2024 đạt 95,2%; năm 2025 đạt 96%. Danh hiệu “ Gia đình kiểu mẫu”: năm 2020 đạt 89,3%; năm 2021 đạt 91,5%; năm 2022 đạt 92,7%; năm 2023 đạt 93,3%; năm 2024 đạt 94,2%; năm 2025 đạt 95%). Xây dựng “Khu dân cư văn hóa”, “Khu phố kiểu mẫu” đạt 100%.

4. Tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ vững ổn định chính trị.

4.1. Công tác Quốc phòng – Quân sự

Tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế và công tác quân sự địa phương; chú trọng công tác giáo dục chính trị và huấn luyện quân sự cơ bản, thiết thực, hiệu quả và an toàn cho lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên có tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, chủ động ứng phó với mọi tình huống trong tình hình mới. Phấn đấu hàng năm, kết quả huấn luyện 100% đạt yêu cầu, trong đó 75% đạt khá giỏi trở lên, không có cán bộ chiến sĩ vi phạm pháp luật; chỉ tiêu công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ đạt chỉ tiêu cấp trên giao;

Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cá ngành liên quan thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, chú trọng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.

Thường xuyên kiện toàn Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn- cứu hộ. Điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh phương án PCTT-TKCN và đảm bảo cả về số lượng, chất lượng vật tư phòng chống thiên tai theo chỉ tiêu cấp trên giao, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra.

4.2. Công tác An ninh

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; duy trì thường xuyên và có chiều sâu phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, huy động sức mạnh của hệ thống chính trị, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các địa bàn giáp ranh trong chuyển hóa địa bàn, tụ điểm phức tạp trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; Thường xuyên rà soát, đưa vào theo dõi, quản lý chặt chẽ các đối tượng tù tha, đối tượng tham gia các ổ nhóm tội phạm và các đối tượng có dấu hiệu hoạt động gây thương tích, cho vay nặng lãi, đòi nợ, siết nợ để gọi hỏi, răn đe, cảm hóa và có biện pháp đấu tranh, xử lý; tiến tới xây dựng môi trường xã hội vững mạnh, không có tệ nạn xã hội.

Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về giao thông trong nhân dân; phối hợp các cơ quan chức năng xử lý triệt để, không để xảy ra tình trạng tụ tập gây rối trật tự công cộng, đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn thị trấn.

Tiếp tục rà soát nhân, hộ khẩu trên địa bàn để thu thập, điều chỉnh, khôi phục dữ liệu thông tin dân cư dựa trên các quy định của pháp luật về dân cư,, đặc biệt sau khi sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị quyết 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 và việc đổi tên thôn thành khu phố, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong quá trình giao dịch và sinh hoạt.

Xây dựng lực lượng cán bộ, chiến sỹ Công an trong sạch, vững mạnh chính trị tư tưởng, nắm chắc quy trình, nghiệp vụ cơ bản, gắn bó mật thiết với nhân dân đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện nhiệm vụ; thường xuyên kiện toàn, củng cố và phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng công an, Tổ ANTT, Tổ ANXH.

5. Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, thực hiện cải cách hành chính, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế XHCN, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Nâng cao chất lượng hoạt động của UBND, nhằm xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực; tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng, phẩm chất chính trị, ý thức trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình hành động.

Thực hiện có hiệu quả chủ trương cải cách hành chính: đơn giản hóa các thủ tục hành chính; thực hiện tốt cơ chế «một cửa, một cửa liên thông »; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa nền hành chính.

Chấp hành nghiêm chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để tham nhũng, tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu.

6. Công tác phối hợp với ủy ban MTTQ, trưởng các đoàn thể trong công tác thông tin tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, đoàn thể, nhân dân nâng cao hiệu quả hoạt động, làm tốt công tác dân vận.

Củng cố hệ thống tổ chức và hoạt động công tác thông tin, tuyên truyền. Đưa hoạt động của Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật vào hoạt động có hiệu quả;

Tăng cường thông tin việc triển khai thực hiện và kết quả thực hiện công việc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức thông tin chuyên đề về các lĩnh vực chủ yếu: nông nghiệp, công nghiệp, khoa học công nghệ, du lịch và dịch vụ…

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn nhiệm kỳ 2020-2025 và Chương trình hành động này, các ngành, bộ phận, công chức chuyên môn tập trung hoàn thiện chương trình hành động của từng bộ phận thuộc lĩnh vực mình phụ trách; tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trong Chương trình hành động của UBND thị trấn; tổ chức đánh giá kết quả hàng năm, đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình cụ thể và báo cáo UBND thị trấn kết quả thực hiện.

2. Hàng năm tổ chức sơ kết việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu chương trình đã đề ra.

3. Giao Văn phòng UBND thị trấn theo dõi, đôn đốc tình hình thực hiện Chương trình hành động này, định kỳ tổng hợp báo cáo UBND, Chủ tịch UBND thị trấn Vĩnh Lộc để tiếp tục chỉ đạo thực hiện./.

Nơi nhận:

- BTV Đảng ủy ( b/c);

- HĐND, UBND thị trấn(b/c);

- Các ngành, cán bộ công chức (t/hiện);

- Trưởng thôn, khu phố ( t/hiện);

- Lưu VP.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(đã ký)

Nguyễn Văn Truy

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC